Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Quỹ đầu tư mạo hiểm CyberAgent Ventures (Nhật) vừa công bố thành lập quỹ CA Startups Internet Fund II trị giá 50 triệu USD, chuyên đầu tư vào các công ty internet và công nghệ.

Sự kiện diễn ra sau khi Quỹ đầu tiên trị giá 24 triệu USD (thành lập cuối năm 2011) của họ hoàn tất đầu tư. Tại Việt Nam, bên cạnh quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Việt Nam có danh mục đầu tư hơn 40 công ty khởi nghiệp công nghệ, CyberAgent Ventures (CAV) cũng là một trong số ít các quỹ mạo hiểm đã rót vốn và đang tích cực tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới ở lĩnh vực internet.
Quỹ đầu tư mạo hiểm CyberAgent Ventures (Nhật)Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng đại diện kiêm Giám đốc Đầu tư của CAV tại Việt Nam và Thái Lan. Ảnh: Tuyển Phan
PV đã trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng đại diện kiêm Giám đốc Đầu tư của CAV tại Việt Nam và Thái Lan, về quan điểm đầu tư cũng như một số định hướng sắp tới liên quan đến công nghệ và internet tại Việt Nam.

Thông thường, các quỹ mạo hiểm hoạt động tại Đông Nam Á luôn tìm kiếm startup vận hành ý tưởng/mô hình đã thành công ở phương Tây để rót vốn. Quan điểm đầu tư của CAV liệu có gì khác biệt?

Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á thật ra vẫn là những thị trường đi sau về công nghệ so với thế giới. Nhưng đó lại chính là lợi thế vì các quỹ có được những hình mẫu đã thành công/thất bại từ Mỹ, Nhật, châu Âu hay Trung Quốc để xem xét và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Nhìn chung, các quỹ mạo hiểm thường chú trọng đến khả năng hiện thực hóa ý tưởng/mô hình kinh doanh. Có thể ý tưởng/mô hình là không mới trên thế giới, nhưng chỉ cần mang tính đột phá ở thị trường Việt Nam hoặc trong khu vực là được.

Các công ty Nhật thường liên kết rất chặt chẽ với nhau, nhất là khi đầu tư ra nước ngoài. Ví dụ, sau khi CAV đầu tư vào Tiki.vn, một công ty khởi nghiệp thương mại điện tử, thì đơn vị này cũng tiếp tục thu hút được tập đoàn Sumitomo Corp của Nhật tham gia và trở thành cổ đông chiến lược. Đây có phải là những giá trị tăng thêm mà CAV mang lại cho các công ty khởi nghiệp?

Ngoài tài chính, CAV còn đem đến những lợi ích khác. Đầu tiên, Tập đoàn mẹ CyberAgent vốn xuất thân là một công ty internet nên CAV sở hữu những kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu ở lĩnh vực này. Vì vậy khi đầu tư vào công ty khởi nghiệp trong cùng lĩnh vực, chúng tôi có thể tư vấn và chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn bổ ích cho họ.

Giá trị kế đến chính là mạng lưới văn phòng và thông tin mà CAV đã xây dựng được rộng khắp châu Á cho đến Silicon Valley ở Mỹ. Ở những thị trường mà chúng tôi hoạt động, mỗi văn phòng đại diện tuy chỉ có khoảng 3-5 thành viên nhưng đều thuộc CAV Nhật nên rất dễ dàng hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ, nếu một công ty khởi nghiệp tại Việt Nam muốn tiếp cận thị trường nước ngoài, nơi có văn phòng của CAV, chúng tôi có thể giúp họ tiếp cận các đối tác ở đó một cách nhanh chóng và cung cấp những thông tin cần thiết để triển khai hoạt động.

Giá trị cuối cùng nhưng quan trọng nhất chính là thương hiệu đã được nhìn nhận và biết đến rộng rãi của CAV. Đối với các nhà đầu tư Nhật, khi sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội mới, chắc chắn họ sẽ phải tìm đến CAV. Giống như trường hợp của Tiki.vn, một khi đã được CAV chấp thuận rót vốn cũng đồng nghĩa với việc công ty đó đã trải qua một vòng thẩm định khắt khe của một nhà đầu tư Nhật trước đó; nên việc công ty khởi nghiệp được nhà đầu tư khác của Nhật quan tâm sẽ là hiển nhiên.

Hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009, CAV dự định thoái vốn ở khoản đầu tư nào hay chưa? Quỹ đang gặp phải những trở ngại gì?

Sau 5 năm, chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội thoái vốn ở một số công ty do đã đầu tư đủ lâu. Tuy nhiên, khó khăn là thị trường internet và hệ sinh thái khởi nghiệp ở đây vẫn chưa hoàn chỉnh; cộng với việc các nhà đầu tư vẫn chưa mặn mà với thị trường Việt Nam khi cơ hội đầu tư ở Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và cả Israel là rất lớn.

Hiện tại, các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam vẫn đang nỗ lực hấp dẫn và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường internet hơn. Theo đánh giá của tôi, một số công ty công nghệ của Việt Nam đã đạt đến quy mô có thể lên sàn chứng khoán rồi. Nhưng bất lợi lớn nhất là chưa có nhiều nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức Việt Nam, thực sự hiểu lĩnh vực internet và công nghệ. Một khi họ không hiểu về sản phẩm thì việc chào hàng thì sẽ rất khó khăn. Vì vậy, quá trình thoái vốn sẽ là khá dài và không đơn giản. CAV mới chỉ thoái vốn thành công khoản đầu tư vào VMG Media, sau khi công ty này được hãng viễn thông lớn nhất của Nhật là NTT Docomo tham gia đầu tư.

Ông kỳ vọng bao lâu nữa các nhà đầu tư Việt Nam mới có cái nhìn cởi mở hơn đối với lĩnh vực công nghệ?

Đây là một câu hỏi khó. Thực sự, vẫn còn rất nhiều rào cản vô hình từ chính sách cho đến bản thân các công ty khởi nghiệp. Đơn cử như việc nhà đầu tư nước ngoài muốn rót vốn vào Việt Nam phải có Giấy chứng nhận Đầu tư (IC). Nếu đầu tư một khoản tiền cực lớn thì xin IC là không khó; nhưng nếu đầu tư vào công ty khởi nghiệp chỉ vài chục hoặc vài trăm nghìn USD mà nhà đầu tư phải mất từ 6-12 tháng, hoặc bỏ ra chi phí lớn tương đương chỉ để hoàn tất thủ tục đầu tư thì công ty khởi nghiệp chưa kịp ra sản phẩm đã “chết”. Theo tôi, đó là những yếu tố cần thay đổi để giúp cộng đồng khởi nghiệp và thị trường internet phát triển. Gần đây, có một tín hiệu đáng mừng là bắt đầu có nhiều nhà đầu tư Nhật, Singapore và Hàn Quốc vào khảo sát thị trường công nghệ Việt Nam, nhưng nếu không kịp thay đổi thì sẽ khó nắm bắt cơ hội này.
Hà Nguyễn
Nguồn: Nhipcaudautu

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

(Dunghangviet.vn) - 5 chàng thanh niên ở tứ phương, mỗi người học mỗi ngành khác nhau nhưng đã tập hợp về Đà Lạt thuê đất khởi nghiệp bằng trồng rau hữu cơ (rau sinh thái) và bước đầu mang lại hiệu quả…

Vườn rau sạch nhưng đầy cỏ

Đưa chúng tôi vào khu vườn trồng rau ở một khu đồi thuộc phường 11, TP.Đà Lạt này là Nguyễn Thanh Phong (25 tuổi, ngụ Đà Lạt) vừa tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học. Phong cho biết, 5 anh em, gồm: Nguyễn Thanh Liêm (30 tuổi, quê Đắk Lắk), Hồ Văn Sang (36 tuổi, quê Tiền Giang), Nguyễn Hồng Thủy (24 tuổi, quê Quảng Ngãi), Nguyễn Thông Bảo Hòa (21 tuổi, quê Khánh Hòa) và Phong vào đây thuê 0,5ha đất để trồng rau từ tháng 11 năm ngoái.
trồng rau hữu cơ (rau sinh thái) Sang (đội mũ) và Phong trong vườn lơ xanh sắp thu hoạch của nhóm - Ảnh: G.B

Đến khu vườn, chúng tôi khá bất ngờ bởi ở ngay những luống rau của họ cỏ dại mọc khá nhiều - điều này không thấy ở những vườn rau bình thường khác. Hồ Văn Sang liền giải thích: “Tụi em làm nông nghiệp sinh thái, hoàn toàn không sử dụng phân hóa học hay thuốc trừ sâu nên chú ý đến yếu tố cân bằng của tự nhiên và không ảnh hưởng đến môi trường, bằng cách giữ lại cỏ có kiểm soát để giúp cây rau phát triển. Cỏ che phủ đất, rễ cỏ có khả năng giữ ẩm cho đất rất tốt, việc giữ lại cỏ là một hình thức xen canh các loại cây trồng nhằm hạn chế dịch hại do nấm bệnh gây nên. Mình để lại cỏ làm thức ăn cho sâu bọ và chúng không phá cây rau của mình. Các khu vườn khác do làm sạch cỏ, sâu bọ không có gì ăn nên chúng mới tập trung tấn công cây rau, chứ thật ra cỏ là thức ăn ưa thích của sâu bọ. Tụi em gọi cách làm này là “nông nghiệp lười” đấy”. Chỉ tay vào luống lơ xanh, Phong nói tiếp: “Ở giữa 2 hàng lơ này là cây cải thảo để làm “cây hy sinh”, vì bọ nhảy rất khó trị nên cấy cây cải vào làm thức ăn cho chúng để chúng khỏi phá cây chính của mình”.

Hướng đi đúng

Nguyễn Thanh Liêm cho biết, việc lựa chọn nông nghiệp hữu cơ để phát triển kinh tế của mỗi anh em có thể khác nhau, nhưng chung quy đều cùng có niềm yêu thích thiên nhiên, muốn tạo ra những sản phẩm thật sự tốt cho sức khỏe mọi người mà không phá vỡ sự cân bằng vốn có của tự nhiên. Cũng theo Liêm, làm “nông nghiệp lười” thì thời gian thu hồi vốn chậm do tốn thời gian cải tạo đất lâu, chi phí ban đầu khá cao, sản phẩm chưa được đẹp nhưng làm theo hướng này sẽ tạo ra những sản phẩm thật sự tự nhiên, không có hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người giúp cho sản phẩm ngon hơn, bảo quản trong điều kiện tự nhiên được tốt hơn. Sản xuất theo hướng này giúp giảm được những tác hại do cách thức canh tác gây nên và theo thời gian đất đai được phục hồi; đồng thời tận dụng được  những nguyên vật liệu địa phương để đưa vào sản xuất (rơm, rạ, cây cỏ...) và người trực tiếp tham gia sản xuất không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hiện mấy anh em này đã tìm được đầu mối tiêu thụ rau ổn định ở TP.HCM, trong đó có một người làm trong công ty của Nhật Bản. “Cơ bản anh em tự sản xuất và sản xuất theo đơn đặt hàng, trung bình mỗi tuần cung cấp từ 400 – 500kg rau các loại với giá trung bình từ 35.000 – 40.000đ/kg. Hiện doanh thu mới đủ trang trải chi phí sản suất, dự kiến trong thời gian tới doanh thu hàng năm của vườn sẽ đạt hàng trăm triệu đồng. Việc mở rộng diện tích sản xuất và tạo một khu vườn đúng nghĩa nông trại hữu cơ là mong ước của anh em, nhưng vì khả năng và điều kiện kinh tế hiện tại chưa cho phép nên sẽ làm trong tương lai, và đây là hướng đi đúng, tụi em sẽ quyết tâm thực hiện được”, Nguyễn Thanh Liêm cho hay.
Mỗi ngày không đọc sách-học hỏi là một ngày lãng phí

Việc đầu tư vào sách là một trong những đầu tư khôn ngoan – đương nhiên, phụ thuộc vào việc bạn chọn sách gì. Tôi không đầu tư quá nhiều thời gian vào việc giành điểm cao ở trường. Tôi đầu tư vào những cuốn sách có giá trị, và đó cũng là giáo dục, đầu tư vào con người, đầu tư cho chính mình. – Ông Nguyễn Cảnh Bình, giám đốc Alpha Books.

Đọc sách là một trong những thói quen quan trọng nhất bạn có thể nuôi dưỡng. Lịch sử đã chứng minh, sự đầu tư vào thói quen mang tính giáo dục này bao giờ cũng cho lợi nhuận thu về rất cao.

Trách Nhiệm Của Mọt Sách Chân Chính


Hiện nay trung bình 1 người Việt Nam đọc 3 cuốn sách 1 năm – trong đó có 2,3 cuốn là sách giáo khoa. Như vậy số lượng sách tự chọn chỉ chưa đến 0,7 cuốn/1 người/1năm. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, giám đốc Thaihabooks

Việc thiếu văn hóa đọc đã khiến Việt Nam không thể sinh ra những người sống bằng khoa học, trí tuệ như Bill Gates, Steve Jobs. Ở Việt Nam trí thức đang bị coi nhẹ, người ta chỉ ham những chiêu trò làm giàu kiếm tiền nhanh. Người lưu manh giả danh trí thức cũng nhiều. Có bạn đi đâu cũng kẹp sách, kẹp đến nỗi hôi cả sách mà đầu óc vẫn không sáng láng ra tí nào.

Ở Việt Nam, những đầu sách giải trí bán chạy nhất cũng khó lòng lên nổi con số 10.000 bản. Con số này thấp hơn rất nhiều (500 bản in) với những đầu sách có giá trị tư tưởng, hàm lượng tri thức cao. Tính trên số lượng 88 triệu dân – tức là chỉ có xấp xỉ 0,00057% dân số tiếp cận. Con số thống kê ấy đã bỏ qua một lượng lớn sách lậu ở các sạp vỉa hè và trên mạng, nhưng tôi cho vẫn có tính đúng. Bao nhiêu người xung quanh bạn đam mê đọc sách thật sự?

thứ hạng bảng xếp hạng trí tuê

Trí tuệ của người Việt Nam đang ở mức báo động đỏ. Theo bài viết trên Tạp chí Tia Sáng của GS.TSKH Trần Xuân Hoài, con người Việt Nam có thể xem là nước thiểu năng trí tuệ. Việt Nam chủ yếu ở nửa dưới trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu với khuynh hướng càng ngày càng giảm.

thứ bậc việt nam về các tiêu chí tổ chức nhà nước, vốn con người, đầu ra sáng tạo

Trí tuệ của con người và dân tộc Việt Nam không hề thấp. Theo biểu đồ, bạn sẽ thấy nguyên nhân khiến chỉ số về trí tuệ của Việt Nam thấp không phải do người Việt Nam ngu dốt mà là do sự bất cập của Tổ chức quản lý nhà nước và sự yếu kém trong chăm lo đầu tư cho Vốn con người. Khi các quan chức Việt Nam chỉ tập trung ăn nhậu mua Ipad cho mình và bỏ mặc nền giáo dục ở địa phương. Khi những trường đại học Việt Nam luôn tăng học phí trong khi không nâng cấp chất lượng giảng dạy hay cơ sở hạ tầng. Khi nhà nước và nhà trường không quan tâm đến bạn, bạn phải tự đầu tư cho chính mình, và thúc đẩy cộng đồng quanh mình cùng vươn lên. Đó là tinh thần của Đại Học Cá Nhân.

Một đất nước có chỉ số Đổi Mới/Sáng Tạo thấp đồng nghĩa với việc đất nước ấy không thể tự phát triển được. Nó chỉ tồn tại được bằng cách bán cho đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, vắt cho đến cùng cực sức cơ bắp để làm thuê cho người khác. Khi những thứ đó không còn nữa thì sao?

Là một mọt sách chân chính, bạn phải có trách nhiệm phải khuyến khích và chia sẻ về đam mê văn hóa đọc. Tôi tin tri thức là một trong những cách tốt nhất để rút ngắn khoảng cách chênh vênh giữa bạn trẻ Việt Nam và bạn trẻ các nước khác.

Sách – Người Bạn Thân Thiết Và Chung Thủy



Sách là người bạn thân thiết và chung thủy của con người.

Sách phi tiểu thuyết có thể cung cấp những bước nhảy vọt về trí thức, rút ngắn khoảng cách giữa một nước đang phát triển và nước đã phát triển. Vua Minh Mạng của nước Nhật đã cho dịch tất cả những đầu sách tinh hoa của nước ngoài ra tiếng Nhật để có một thế hệ người Nhật nổi tiếng thông minh ngày hôm nay.
Sách tiểu thuyết là nơi lưu giữ bóng hình cuộc sống được chắt lọc, có khả năng làm tâm hồn người ta yên tĩnh và giàu có lên. Những áng văn chương lãng mạn về những câu chuyện giả tưởng đã thêm nghị lực và niềm tin cho biết bao nhiêu người đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống.

Một trong những thói quen hiệu quả nhất để nuôi dưỡng bộ não là mỗi tuần đọc một cuốn sách (trung bình) trong lĩnh vực bạn quan tâm. Đọc 50 cuốn sách mỗi năm là một thành tựu đáng nể. Brian Tracy cho rằng chiến thược này sẽ giúp bạn trở thành một chuyên gia toàn cầu trong lĩnh vực chuyên môn trong vòng 7 năm. Hãy tưởng tượng bạn làm internet marketing. Nếu bạn đọc 50 cuốn sách về internet marketing trong năm nay, điều đó có giúp bạn thành công nhanh hơn không? Chứ còn gì nữa.

Tôi là dạng dậy thì sớm nhưng trưởng thành muộn (sinh lý phát triển trước ý thức). Ý thức về sự tự học của tôi chỉ nảy nở cách đây 2 năm. Từ đó đến nay, tôi đã đọc những quyển sách về các chủ đề: sức khỏe, ăn kiêng, dinh dưỡng, rèn luyện thể chất, yoga, bơi lội, chạy bộ, thư giãn, giấc ngủ, EQ, IQ, đọc nhanh, trí nhớ, nhạc lý, piano, mối quan hệ, nghệ thuật giao tiếp, quản lý thời gian, hiệu suất, marketing, bán hàng, lãnh đạo, quản trị, kinh doanh, khởi nghiệp, thành công, tài chính, triết lý, tâm linh, tự tin, NLP, đặt mục tiêu, tiểu sử, zen. Tôi cũng xem nhiều sách tiểu thuyết và kỹ thuật chuyên ngành. Danh sách đọc của tôi bao gồm rất nhiều thể loại: bài báo, sách giấy, sách nói, sách hình, video. Chúng tích lũy để lại những điều đẹp đẽ mà tôi mang theo suốt cuộc đời.

Dù đã dày công ăn kiêng sách vở, nhưng đôi khi tôi vẫn đọc phải những quyển sách dở ẹt. Tác giả rất nhiệt tình và có niềm tin, nhưng ý tưởng đưa ra quá cảm tính. Một quyển sách in ra giấy cần chỉn chu. Tác giả phải tôn trọng người đọc đã bỏ công bỏ tiền đi mua sách. Mỗi quyển sách in ra được là phải đốn chặt bao nhiêu cây trên rừng và gây ô nhiễm môi trường bởi hóa chất. Sách viết để in ra mà không cẩn trọng thì đồng nghĩa với gián tiếp phá rừng và gây ô nhiễm môi trường. Bạn có thể xem công sức tuyển chọn của PTCNVN tại đây.

Lượng kiến thức này sẽ dẫn tôi đến đâu? Sách giúp tôi có nhiều kiến thức hơn về thế giới quan. Nhưng cũng mở rộng những điều tôi chưa biết. Hãy hình dung kiến thức thế giới như là một vòng tròn, những gì bạn biết nằm ở trong, chưa biết nằm ở ngoài. Đường viền của vòng tròn biểu hiện sự nhận thức của bạn về những gì bạn chưa biết. Bạn càng hiểu biết nhiều hơn, vòng tròn càng to ra, nhưng đường viền cũng to theo. Càng học nhiều bạn càng nhận thức rõ mình chưa biết nhiều.

Có tốt không khi nhận ra mình ngu dốt đến chừng nào? Tốt. Khi bạn hiểu rõ những gì bạn không biết, bạn sẽ chọn lựa tốt hơn khi xác định rõ những gì mình muốn biết kế tiếp. Làm sao bạn biết rõ mình muốn gì khi không biết rõ những gì mình không muốn?

Ví dụ về ngành phát triển cá nhân, một khái niệm quan trọng ám ảnh tôi là sự liên quan giữa mọi vấn đề trong cuộc sống (nguyên lý hợp nhất). Các diễn giả truyền động lực thường gieo vào đầu bạn tư tưởng rằng do thiếu động lực nên bạn không tài giỏi. Các lớp học khai phá bản thể nói mọi vấn đề của bạn là do bạn không biết mình là ai. Nhưng hò hét trước gương, tự kỷ ám thị mỗi ngày, hay ngồi thảo luận triết lý ẩm ương trừu tượng lại không giúp bạn tiến xa hơn. Thậm chí còn khiến bạn cảm thấy những gì mình đang làm thật vớ vẩn. Vấn đề thật sự có thể là do chế độ ăn uống buông tuồng hay thiếu tập thể dục. Hoặc bạn thiếu sự kết nối với các mối quan hệ. Hoặc bạn đang mắc kẹt trong một môi trường tiệu cực. Hoặc bạn đang không biết rõ ràng mục tiêu mình muốn là gì.

Nguyên nhân trước mắt của một vấn đề thường không phải là nguyên nhân gốc rễ. Nếu bạn thấy mệt mỏi mỗi buổi sáng thức dậy, thiếu tập thể dục hay chế độ dinh dưỡng chưa chắc là lý do thật sự. Đó chỉ là triệu chứng khuyến mãi của một vấn đề bí ẩn hơn. Có thể nơi bạn ngủ quá thiếu không khí trong lành. Có thể bạn đang bị ức chế tình cảm. Bạn có thể đọc sách về hạnh phúc và thành công, rồi bạn lại không thực hiện chúng. Có gì đó sâu thẳm hơn ngăn chặn bạn hành động theo những gì bạn đã biết.

Bạn Nhận Được Gì Từ Việc Đọc Sách?


Đọc mỗi tuần một cuốn sách là một thói quen tuyệt vời. Khi nói về thói quen, tôi thường nghĩ đến kết quả mình sẽ gặt được trong 1 năm, 5 năm, 10 năm sau nếu giữ thói quen này.

Kiến thức và cái nhìn bạn thu hoạch được từ sách không phải là lợi ích chính. Lợi ích thực sự không đến từ những gì bạn đọc mà từ từ thói quen đọc. Chỉ có một số ít đầu sách, khoảng 20%, là thực sự khiến bạn giật mình thức tỉnh. Nhưng 80% còn lại cũng không hề thừa thãi. Chính sự tiếp xúc liên tục với trí thức nhân loại giúp đầu óc bạn nhạy bén hơn để tiêu hóa 20% quan trọng trên tốt hơn.

Khi bạn đọc một quyển sách mới mỗi tuần, bạn tạo điều kiện cho tâm trí mình luôn tiếp nạp thêm kiến thức mới. Mỗi ngày bạn đẩy thêm nhiều ý tưởng vào, khiến cho bộ máy tư duy của mình phải tìm cách để kết hợp kiến thức mới vào hệ thống kiến thức sẵn có. Đọc thường xuyên kích thích hoạt động tư duy của bạn, ngay cả vào lúc bạn không cầm sách trên tay.

Cho nên khi các bạn hỏi tôi nên đọc sách gì để giải quyết một vấn đề cụ thể, tôi thường diễn rất tròn vai người Việt trầm lặng. Tôi không biết vấn đề bạn nêu ra có thực là vấn đề bạn cần phải giải quyết (bạn đang cần chứng minh bản thân hay kiếm nhiều tiền hơn), nhất là khi tôi không biết rõ bạn. Ngoài ra, việc đọc một cuốn sách không quan trọng bằng thói quen đọc hằng ngày. Khi bạn tạo điều kiện cho não mình thoải mái với nhiều hoạt động tinh thần mới mẻ, tư duy của bạn sẽ phát triển nhanh chóng, ngay cả vào lúc bạn đang thư giãn.

Cái Gì Không Dùng Sẽ Mất

“Không dùng sẽ mất” rất đúng với việc rèn luyện bộ não. Bạn có não để làm gì? Tôi có một radar rất nhạy với những người đọc nhiều (hoặc hoạt động bộ não nhiều). Khi bạn nói chuyện với họ, họ luôn có điều gì mới để chia sẻ. Họ luôn thử những góc nhìn mới, những cách suy nghĩ mới. Khi bạn nói chuyện với họ, trí tuệ của bạn được mở rộng, cảm xúc của bạn được thăng hoa. Ngược lại, khi bạn nói chuyện với những người không đọc gì, suy nghĩ của họ thường nhạt nhẽo. Một tháng sau họ vẫn nói điều tương tự, than phiền về một vấn đề cũ rích, mắc kẹt trong lối mòn tư duy. Khi bạn nói chuyện với họ, não bạn xoắn tít như lò xo, lông mày bạn vểnh lên, mặt bạn troll ra. Một thời gian dài đã trôi qua, nhưng dường như họ chưa trưởng thành nhiều lắm, cả bên trong lẫn bên ngoài.

Rèn luyện bộ não cũng giống như rèn luyện thể chất. Bạn sẽ không nói với HLV: “Hôm nay tôi cần tập bài gì để hổ báo suốt cả tuần”. Bạn cũng sẽ không nói với cô thủ thư: “Nói cho tôi biết quyển sách nào tôi có thể đọc để làm giàu”. Không, nói như thế thật ngốc! Để săn chắc cơ bắp bạn cần thói quen của việc luyện tập đều đặn, để tăng thêm nếp nhăn cho não cần thói quen đọc sách thường xuyên. Lười tập thể dục sẽ khiến cơ bắp bạn teo lại, thiếu các bài tập tinh thần sẽ khiến não bạn phẳng ra.

Cũng như rèn luyện thể chất, với phương pháp rèn luyện đúng, bạn sẽ không mất cả đời mới đạt được những lợi ích chính yếu. Hãy thử gìn giữ thói quen đọc sách trong vài tuần, bạn sẽ nhận ra những kết quả mạnh mẽ. Suy nghĩ bạn nhạy bén hơn, cá tính bạn được hun đúc, bạn giải quyết vấn đề tốt hơn, nói chuyện hấp dẫn hơn, thế giới thú vị hơn. Khi bạn miên man đào sâu suy nghĩ trong các khu rừng học vấn, bạn sẽ phát hiện ra chiều sâu của sự kiện và tự mình bồi bổ tư cách mình. Nuôi dưỡng những ý tưởng tích cực mỗi ngày cũng giúp bạn đè bẹp những ảnh hưởng tiêu cực. Thuộc một câu thơ hay, bớt một câu chửi tục.

Cách Đọc Mỗi Tuần Một Cuốn Sách

Mỗi tuần một cuốn sách là một mục tiêu có thể đạt được. PTCNVN đã có những bài viết về cách đọc nhanh và đã xuất bản một ebook “Cách Đọc Sách”. Nếu bạn đọc 1000 từ/phút và hiểu sâu nhớ lâu những gì mình đã đọc, bạn có thể đọc mỗi ngày một cuốn sách. Nhưng hãy giữ thói quen chỉ mỗi tuần một cuốn sách. Não bạn cần thời gian để tiêu hóa những kiến thức mới mẻ được tiếp thu. Ngoài ra, bạn còn phải rèn luyện thể chất, làm việc, hẹn hò, chơi videogames, đọc manga, xem phim…Bạn biết đấy, những thú vui cuộc sống khác.

Những điều trên áp dụng không chỉ cho việc đọc mà còn ứng dụng thực tiễn cho việc hấp thu kiến thức. Tất cả những gì bạn cần làm là dành 30-60 phút mỗi ngày để ngồi xuống, và đọc. Bạn cũng có thể nghe sách nói khi tập thể dục, đi xe, chờ người yêu. Bạn có thể đăng ký lớp học thêm ban đêm. Bạn có thể đi hội thảo cuối tuần. Bạn có thể gặp gỡ những người bạn thông minh – những quyển sách sống khác. Bạn có thể xem Discovery Channel với một ly rượu vang. Đọc báo và blog cũng khá hữu ích, nếu những gì bạn đọc khiến bạn suy nghĩ. Lưu ý rằng, chỉ một số ít đầu báo tại Việt Nam có thể khiến bạn suy nghĩ. Chỉ một số ít blogger tại Việt Nam đủ tầm khai thông não bạn. Nếu bạn đọc xong mà quên ngay, thì bài viết cũng không mấy giá trị.

Cách trên bảo đảm mỗi ngày bạn luôn tiếp thu và phát ra những ý tưởng thú vị. Đầu vào tốt, đầu ra tốt. Tôi thường đọc một cuốn sách phi tiểu thuyết khi tỉnh táo lúc mặt trời còn thức. Và đọc sách tiểu thuyết khi trăng treo để làm dịu tâm hồn sau một ngày dài.

Bạn có thể không có bằng đại học, nhưng nếu bạn đọc 52 cuốn sách mỗi năm, lượng kiến thức bạn nhận được sẽ hơn rất nhiều tân cử nhân mài mông trên ghế nhà trường.

Đọc mỗi tuần một cuốn sách. Thử làm trong 5 năm. Bạn sẽ thích kết quả.

Nguồn: phattriencanhanvn.com
Tôi mất hơn 5 tiếng đề nghĩ và viết cái note này, vì thế bạn đừng tiếc 5 phút ngồi đọc vì biết đâu 1 ngày nào đó bạn cũng sẽ mở công ty. Chắc chắn note này sẽ giúp bạn rất nhiều đấy.


Những gì tôi sắp viết bạn sẽ không thấy trong sách nào hay báo chí nào, mong rằng sau bài này sẽ có nhiều người cân nhắc cơ hội nghiệp của mình là khởi nghiệp. Vì những người viết báo khởi nghiệp không phải là những người khởi nghiệp, có phỏng vấn đại gia thì người ta cũng sẽ trả lời kiểu trả lời báo chí và những đại gia thường bận quá chẳng chịu viếtNếu họ có viết sách thì khi đó họ đã quá thành công và không còn nhớ cái tâm trạng và hiểu biết của họ thời chập chững như nào nữa. Tôi nghĩ rằng bài này rất hợp với nhiều người vì tôi đang ở trong đúng cái chân núi đó, tiền không nhiều, mắc sai sót hàng ngày nhưng cũng có trải nghiệm và thành tựu nhất định.

Tại sao tôi lại ủng hộ bạn khởi nghiệp?


Vì 1 nền kinh tế luôn cần có những người giải quyết những vấn đề ngổn ngang, luôn cần những sản phẩm dịch vụ mới. Khởi nghiệp thì tất cả thời gian là của bạn, thích làm lúc nào thì làm, bạn sẽ giàu, rất giàu, siêu siêu giàu nếu thành công. Nhưng chuyện không dễ như thế, bạn sẽ có thể mất nhiều tiền, tuyệt vọng, gia đình mắng chửi…

Tôi biết rất nhiều người khởi nghiệp nhưng không như ý và mất mát rất nhiều, nhưng qua đó họ đều trưởng thành hơn, không có gì là thất bại nếu như mình học được từ nó. Không có thất bại, tất cả chỉ là thử thách – tên 1 quyển sách rất nổi tiếng của chủ tịch HuynDai. Bạn chỉ cần đúng 1 tố chất là có thể trở thành doanh nhân được, đó là yêu thích giải quyết vấn đề, còn lại mọi thứ khác đều học và luyện tập được bằng ý chí và quyết tâm.

Có thể bạn không biết chứ 1 người làm chủ như xôi Yến (1 cửa hàng xôi gần hồ Gươm, trên đường Nguyễn Hữu Huân) 1 tháng cũg phải bỏ túi 4-500 triệu đồng tiền lãi. Hoặc 1 chị học FTU chỉ mới K44-1987 mà đã tự mua được 1 cái nhà trên Kim Mã 5 Tỉ nhờ mở Take One. Anh Điệp -CEO Vật Giá sinh năm 1979-FTU K36- tài sản giờ cũng tầm vài trăm tỉ và còn rất nhiều thành phần đại gia âm thầm khiác…

Thế giới của những người khởi nghiệp thường không được nhiều người biết đến vì không có trường nào dạy, cũng không bao giờ được in trong quyển Những Điều Cần Biết về Tuyển Sinh. Đại học là dạy nghề để làm thuê. Các phụ huynh thì luôn muốn con mình “ổn định”, nhưng sự thật là nghèo ổn định, biết bao giờ mới mua được cái nhà cái xế hộp ở Hà Nội chật chội này đây.

Doanh nhân khởi nghiệp (entrepreneur) là như thế nào?


Để làm 1 cái gì đó thành công thì mình phải thật rõ cái hình ảnh mà mình muốn trở thành. Doanh nhân không phải là người có nhiều tiền, được gọi là doanh nhân có từ “nhân” đằng sau thì họ phải theo 1 cái gì đó lớn hơn chính sự thoả mãn giàu sang của bản thân. Khởi nghiệp là để thoả mãn ước mơ, đam mê và vì những gì xung quanh xã hội mình đang sống. Cái tên của họ vẫn còn mãi sau khi họ chết đi, điều đó mới thực sự đáng mơ ước. Họ luôn cân nhắc môi trường và lợi ích của người tiêu dùng với từng sản phẩm và dịch vụ của họ. Làm ra tiền bằng mọi cách chính đáng chứ không phải bằng mọi giá.

Cần chuẩn bị gì để khởi nghiệp?


Vượt qua rào cản tâm lý để bắt đầu


Người Việt Nam không có thói quen chào đón với thất bại, họ không muốn con mình làm 1 cái gì đó mạo hiểm và họ sẽ bằng mọi cách ngăn cản. Gia đình thường muốn con mình “tập trung học” mà không biết rằng trường đại học cũng chẳng dạy gì giúp cho nghề nghiệp nhiều. Bạn phải “tập” cho bố mẹ quen với việc không thể can thiệp được tương lai con mình nữa, xác định cho gia đình biết trước là khởi nghiệp sẽ có thể mất tiền và mất nhiều thứ vì thế không nên dầy vò con khi ngã và hãy để cho con ngã vài lần con sẽ tự đứng lên đi tiếp (Cách tốt hơn là đừng cho bố mẹ biết).

Rào cản tiếp theo là giới hạn của chính bản thân các bạn. Bạn có 1 ý tưởng bạn cho là siêu phàm, bạn dành vài tháng để nghĩ về nó nhưng cũng chẳng dám làm gì với nó vì “ngại”, bạn quá thoải mái với vòng an toàn của mình, và bạn tự thuyết phục bản thân mình rằng là mình chưa đủ chín để thực thi ý tưỏng này. Để vượt được rào cản này thì bạn phải tập được cho mình thói quen luôn và ngay, nói theo ngôn ngữ trẻ hiện nay là “thích thì nhích”. Bằng mọi giá từ bỏ thói quen trì hoãn, nếu để tới mai thì sẽ còn ngày kia và tuần sau, tháng sau và không bao giờ nữa.

Còn về việc thiếu nguồn lực thì bạn nên biết rằng khởi nghiệp là lúc nào bạn cũng thiếu thốn nguồn lực, làm ít thiếu ít làm nhiều thiếu nhiều.

Thời điểm tốt nhất là hôm nay chứ không phải ngày mai. 

Hành trình vạn dặm bắt đầu từ chỉ 1 bước đầu tiên, muốn tắm nước lạnh thì phải dội nước vào chân mình trước đã. Đúng là nếu muốn vấp ngã thì chỉ nên chọn lúc mình đang còn trẻ và sung sức để đứng dậy được, chẳng có thời gian nào tốt hơn thời gian sinh viên này đâu. Nghĩ nhiều mà không làm thì cũng giống như người làm mà không nghĩ.

Học gì trước tiên: Giao tiếp và bán hàng.


Bài học đầu tiên là phải biết quí trọng đồng tiền để thấy bố mẹ làm ra tiền vất vả như thế nào. Giao tiếp là kĩ năng sống còn để thành công, còn bán hàng là kĩ năng sống còn của doanh nhân. Hãy tham gia 1 công việc bán hàng nào đó mà cần mình phải vượt qua ngại ngùng nói trước đám đông và biết chấp nhận sự từ chối của người khác 1 cách vui vẻ, học được cái tinh thần không bỏ cuộc là cực kì quan trọng. Khi khởi nghiệp thì đích thân chủ cũng là người bán hàng, kế toán, quét dọn, sản xuất …

Bán hàng là 1 nghề vinh quang vì họ nuôi sống cả tổ chức, hãy luôn coi mỗi lần bán hàng là 1 thử thách mình cần chinh phụcTập bán thật nhiều các loại hàng hoá có thể vào để hiểu được cách tiếp cận với khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức khác nhau như nào. Tôi còn nhớ có lần xách rượu cần tới từng phòng kí túc xá Xây Dựng hỏi bán hồi gần tết, phòng nào cũng thích lắm nhưng toàn đứa hết tiền chẳng thèm mua. Nghĩ lại hồi ấy thì cũng ngại ngùng thật. Bất kể việc bạn làm nó “chuối củ” đến đâu thì sau này vẫn luôn là 1 kỉ niệm đẹp, vì thế đừng ngại làm những thứ mình chưa bao giờ làm.

Học kinh doanh nhỏ


Khi đã “mặt dầy” thì hãy bắt đầu làm những việc mà cần mình phải bắt đầu làm 1 việc nào đó mà mình phải đứng mũi chịu sào lo toan toàn bộ. Nhớ câu thần chú “start small, really small”. Một số người thích kinh doanh và có 1 ý tưởng hay thường có 1 kiểu khởi nghiệp hài hước là dồn toàn bộ tiền của mình vào khởi nghiệp và làm cho nó thật hoành tráng tử tế. Họ đâu biết rằng 99,99% phi vụ kinh doanh đầu tay là sẽ thất bại. Không phải vì ý tưỏng tồi mà do khả năng thực thi của họ không tốtLàm 1 vài phi vụ kinh doanh nhỏ sẽ dạy cho bạn những bài học rất ngấm về tiếp thị, vận chuyển hậu cần (logistic), chọn địa điểm (location), trang trí, bán hàng, đàm phán, mua hàng, chuẩn bị và lập kế hoạch, giữ được tinh thần chiến đấu không bỏ cuộc

Học bơi thì phải uống chục lít nước trong bể mới thành được, chỉ đọc sách không làm bạn trở thành doanh nhân, phải đích thân xông pha. Street-smart là cực kì quan trọng, cũng quan trọng như book-smart vậy (xin lỗi vì phải dùng thuật ngữ tiếng Anh vì tiếng Việt diễn giải rất dài).

Nhiều giảng viên môn kinh doanh của đại học Việt Nam tệ là vì họ không gần doanh nghiệp, những gì họ dạy thường từ sách, và số ít họ là kinh doanh 1 cái gì đó thực sự nên đừng trông chờ gì từ nên giáo dục đại học mà khởi nghiệp. Bạn học về “chiến lược”, “thương hiệu”… toàn là thứ dùng cho doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp khởi sự thì cái cần dùng khác sách giáo trình rất rất nhiều. Bạn có thể bắt đầu nhỏ như bán hoa 8/3, to hơn có thể mua quần áo về bán online…và nên bắt đầu bằng 1 nhóm vài người chứ không nên làm 1 mình để học cách làm việc nhóm nữa.

Một phần rất quan trọng là phải bắt đầu xây cho mình 1 hệ sinh thái khởi nghiệp.


Không nên nghe lời, không nên ở gần những người có tư tưởng ổn định và an nhàn, họ sẽ cố dìm bạn xuống cho “ổn định” được như họ, họ sẽ nói cả ngàn lí do rằng bạn sẽ không thành công và ý tưởng của bạn không đáng giá

Tìm những người bạn muốn khởi nghiệp và những anh chị đã khởi nghiệp để học hỏi. Chỉ có những người khởi nghiệp mới nâng đỡ và mang lại niềm vui cho nhau lúc trái gió giở trời.

Bên cạnh họ bạn sẽ thấy khó khăn nhẹ đi và thử thách sẽ trở nên thú vị hơn. Có những bài học không cần phải trả giá vẫn học được. Và không có người hướng dẫn thì bạn sẽ đi rất chậm. Đợi khi ra trường có công việc “ổn định” và thu nhập mới khởi nghiệp? Không. Bạn chẳng cần kinh nghiệm từ các tập đoàn bằng khả năng xoay sở của bạn kià.

Đọc sách, đọc nhiều sách về kinh doanh và khởi nghiệp. Tôi đọc và nghe audiobook cũng phải 3-400 quyển. Gần như tất cả những gì tôi làm và định làm là sách đã mang cho tôi ý tưởng hết cả rồi. Các doanh nhân tỉ đô cũng đọc cực kì nhiều sách. Sinh viên chỉ hay chăm đọc k14, những từ mà người ta đọc nhiều nhất chắc là “lộ hàng”, “hiếp dâm”, “chân dài”… 1 tháng hãy đọc lấy 1 quyển sách, giảm thời gian đọc những thứ giải trí và chỉ thoả mãn trí tò mò.

Kinh doanh thật sự


Thời điểm bạn đã có 1 ý tưởng tiềm năng đã đến và bạn muốn bắt tay vào làm cho nó thành 1 gia tài . Lúc này là tiền thật và người thật, không còn mang tính lướt sóng như trước nữa. Vì không biết được những điều sắp tới này nên rất nhiều bạn trẻ đã phá sản trong tức tưởi và tiếc nuối. Hãy tự viết nó lên tường và nhắc mình không được quên.

Oh yeah! Ý tưởng của mình trị giá cả triệu đô ấy chứ!

Luôn bắt đầu kinh doanh bằng việc thử nghiệm sức sống của ý tưởng trước. Bắt buộc. Bạn có ý tưởng làm đồ ăn chay giao tận nhà thì đừng vội mua đồ đạc bàn ghế đầu tư website vội. Hãy thử xem thị trường của bạn rộng đến mức nào và khả năng cung ứng của bạn đến mức nào. Làm thử 1 cái blog, quảng cáo quanh khu văn phòng mình, tự nấu nướng tại nhà và giao đi. Từ ý tưởng đến thực tế là 1 câu chuyện hoàn toàn khác, thị trường có thể không lớn như bạn nghĩ đâu. Chưa gì đã mua rất nhiều đồ đạc, thuê nhà cửa thì bạn sẽ có thể lãng phí rất nhiều.

Khởi nghiệp là để xây dựng gia tài, chứ không phải là để chứng tỏ bạn thông minh nhường nào. Lập kế hoạch và luôn tính toán từ trước. Rủi ro là đương nhiên nhưng tính sao cho bạn không quá đau thương khi vấp ngã, vẫn còn chí hướng để làm tiếp. Nhiều người ngã quá đau nên cứ nghĩ lại là thấy sợ.

Nên nhớ rằng

Ý tưởng rất rẻ, quan trọng là thực thi. 

Nokia ngày xưa là công ty làm bột gỗ, Deawoo là 1 xưởng dệt may… Ý tưởng gì không quan trọng bằng khả năng thực thi của bạn lớn như nào. Có 1 công ty ở Mỹ trị giá tới 6 tỉ đô chỉ đơn giản là làm gấu bông theo đơn đặt hàng, khách hàng được tự tay khâu gấu. Theo 1 lời khuyên của 1 lão làng là chỉ nên khởi nghiệp với 1 ý tưởng cũ và mình làm tốt hơn, mình là có thể có lãi, mình đáp ứng 1 loại khách hàng tốt hơn sẽ đảm bảo khả năng thành công cao hơn nhiềuĐừng “quyết chiến” với 1 ý tưởng mà chưa từng tồn tại trên thế giới bao giờ, khả năng thất bại sẽ rất cao.

Tiền


Máu của doanh nghiệp, và thường là doanh nghiệp chết vì hết tiền. Do đó khi bắt đầu bạn phải tìm mọi cách và mọi giá để tiết kiệm tiền đầu tư vào doanh nghiệp. Thường chi phí sẽ bị đội lên gấp 3-4 lần so với cái bản nháp 1 trang “kế hoạch kinh doanh” của bạn. Phải chi li và tính sao cho mình đủ tiền 1 năm, đừng trông chờ là làm 3-4 tháng có doanh thu sẽ bù để làm tiếp. Mua sắm đồ cũ, tăng xin, dùng phần mềm nguồn mở, web tự đi nhờ viết, logo search google rồi tùy biến chẳng hạn .

Đồ cũ mình mua mà bán lại thì cũng được gần như giá trị lúc mua về nên bạn sẽ vẫn giữ được rất nhiều tiền còn lại, còn tiền là còn bày keo khác được. Hết tiền là bạn sẽ rất khó xin hoặc vay ai khác nữa lắm. Có 1 điều lầm tưởng là khởi nghiệp cần phải rất nhiều tiền nhưng thực tế là cần khả năng xoay tiền của bạn hơn. Dù thế nào thì bạn cũng chẳng bao giờ đủ tiền để làm doanh nghiệp đầu tay đâu, càng làm càng thiếu. Và khởi nghiệp nên dùng tiền của chính mình chứ không phải tiền bố mẹ cho để đảm bảo từng quyết định dùng người, từng quyết định mua sắm của mình là chính xác.

Người


Chỉ nên khởi nghiệp với đội ngũ sáng lập không quá 2 người làm điều hành. Người thứ 3 thể nào làm cho mâu thuẫn. Các bạn thử điểm các công ty lớn mà thành công chúng ta biết đều 2 người hoặc 1 người. Google là Sergey Brin và Larry Page, Apple là 2 bác Steve, Microsoft là Bill Gate và Paul Allen (Steve Balmer là vào để điều hành giúp thôi chứ không phải cùng khởi sự). Sai sót về tuyển người có thể kết liễu doanh nghiệp của bạn, hãy chọn cho team mình những người nào họ không làm việc vì tiền mà làm vì yêu ý tưởng.

Chọn những người mình yêu quí được và chơi được để khó khăn còn thông cảm được cho nhau. Chỉ chọn những người nào có tiềm năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của mình. Hãy đối xử với nhân viên thật tốt như anh em, vì họ là những người mình gặp nhiều, quyết định chất lượng cuộc sống của mình mà. Chỉ có những người như thế mới làm cho lúc khó khăn và nản trở nên dễ dàng hơn. Khởi nghiệp sẽ hứa hẹn rất nhiều sóng gió và khó khăn đấy.

Nuôi doanh nghiệp khởi sự cũng giống như nuôi 1 đứa trẻ sơ sinh, nó chỉ có mục tiêu là sống, có cái ăn và không mắc bệnh tật gì. Đừng cho nó ăn quá nhiều để cố gắng làm nó lớn thật nhanh. Tìm hiểu và áp dụng Lean StartUp (khởi nghiệp tinh gọn?). Tức là khách hàng cũng chính là 1 phần trong chu trình sản xuất và xây dựng sản phẩm. Như google docs là vừa làm vừa sửa liên tục theo yêu cầu khách hàng, còn Microsoft Word là 2 năm mới ra 1 lần thì lỗi phát hiện cũng không kịp sửa.

Nếu bạn đọc được đến tận dòng cuối cùng này mà vẫn thấy hấp dẫn thì có lẽ bạn có thể trở thành doanh nhân khởi nghiệp đấy. Với công sức tôi bỏ ra, tôi muốn giúp được nhiều người nhất có thể.

Để công bằng, bạn like thì phải share lại cho càng nhiều người càng  tốt nhé, lan toả tri thức nào.

Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp CEO Trung Tâm Tiếng Anh Step Up
khi là sinh viên, đừng bỏ lỡ nó

Dạo này nhiều bài viết về chủ đề đại học quá (cả cao đẳng nói chung), nhưng gần như đều có một mẫu số chung là “đại học không học chẳng sao”. Đồng ý là việc học đại học và có bằng cấp ngày nay không còn là thứ đảm bảo bạn sẽ có một công việc tốt, ổn định khi ra trường và càng không đảm bảo bạn sẽ thành công trong cuộc sống. Quanh ta có rất nhiều những tấm gương các ông to bà lớn cực thành công mà chả cần học hành đại học làm gì, như Bill Gates, Ralph Lauren, Michael Dell, Mark Zuckerberg, Steve Jobs… Việt Nam thì có ông Đoàn Nguyên Đức, bà Như Loan, ông Phước Vũ… Họ đều không cần trường đại học mà vẫn xây dựng lên được những siêu cơ đồ khiến bao người nể phục.

Rồi thì những bài viết cho thấy nền giáo dục chẳng qua mục đích chỉ là tạo nên một tầng lớp những nhân công ngoan ngoãn, biết nghe lời phục vụ cho nền kinh tế hàng hóa (cái này tôi đăng chứ ai). Rồi các trang tin tức ngập tràn thông tin về tình trạng thất nghiệp, hình ảnh thạc sĩ bán xôi, trà đá vỉa hè… mà dân mạng có câu chế vui: “Cô gái bán khoai đậu 2 trường đại học sau 4 năm, tốt nghiệp cả 2 trường và tiếp tục về bán khoai.” Rồi thì là mà những câu chuyện bỏ học về tự lập, kinh doanh, khởi nghiệp vô cùng thú vị của thế hệ anh chị đi trước khiến cho các bạn trẻ ngày càng giảm ham muốn đại học.

Tất nhiên rồi, những bài viết chia sẻ đều có lý cả và rất thuyết phục, nhất là đối với những bạn có niềm ham mê kinh doanh (ham mê kiếm tiền) và tính cách tự lập, tự tin, muốn khác biệt. Tôi cũng là một người như thế, tôi cũng không yêu thích trường đại học (cao đẳng) gì cho cam, cũng chẳng hứng thú gì mớ kiến thức lõm bõm xa rời thực tế và những buổi học nhàm chán đó. Nhưng tôi yêu những năm tháng khi là sinh viên, và sẽ không đánh đổi bất cứ gì để lấy nó.

Bạn chia sẻ với tôi về quyết định nghỉ học để theo đuổi đam mê, có lẽ một phần vì bạn tìm được sự đồng cảm và quyết tâm khi đọc bài “Tuổi 24 – Tôi hài lòng với cuộc sống chỉ toàn tiếng cười chê“, tôi thì luôn ủng hộ mọi quyết định mang tính tự lập, trải nghiệm và trưởng thành đó của bạn. Với chỉ một điều kiện là bạn phải chịu trách nhiệm về quyết định đó, và đừng bao giờ phải để bản thân nói ra hai chữ: “Giá như ngày xưa cứ đi học…” Và để cho bạn có thêm một góc nhìn khác trước khi ra quyết định rằng có nên nghỉ học hay không, tôi hy vọng bạn sẽ đọc những lời góp ý chân thành này. (Cũng xin tặng các bạn đang và sắp là sinh viên những góc nhìn khác biệt, hi vọng bạn sẽ tìm được gì đó hay ho cho đời sinh viên của mình)

Dành cho bạn đang chán học và muốn rời xa nơi giảng đường

1. Cứ nghỉ học nếu như bạn đã có sẵn hay đã thiết lập được con đường đi cho riêng mình


Những vị doanh nhân trên kia, họ không nghỉ học để lập nghiệp vì đột nhiên một ngày cảm thấy chán nản đâu, bạn biết không, họ không đi học vì tình thế bắt buộc hoặc phần lớn vì họ đã có một ý tưởng, một ý tưởng khiến họ tự tin và mạnh mẽ, một ý tưởng về lĩnh vực họ đam mê hoặc tài giỏi. Họ có đủ bản lĩnh và quyết tâm để theo đuổi con đường họ đã chọn, nên họ không cần đi học.

Còn bạn? Khi quyết định nghỉ học bạn đã có con đường và kế hoạch cho riêng mình chưa? Nếu chưa có, thì hãy khoan, đừng vội, đừng vội, đừng vội.

Trước tiên, hãy thật sự dành thời gian cho chính mình (việc này có thể áp dụng cả trong giờ học) để tìm hiểu bản thân muốn gì, cần gì, thích gì? Rồi sau đó lên kế hoạch để đạt được điều đó. Nhớ nhé, hãy có một kế hoạch cụ thể, trước khi quyết định rời khỏi trường học. Việc này cực kỳ quan trọng và không bao giờ phí thời gian của bạn đâu.

Sẽ thế nào khi nghỉ học mà không hề có chút dự tính gì, không hề biết mình muốn gì và sẽ làm gì? Thật là vô nghĩa. Bạn sẽ dễ dàng rơi vô trạng thái chán chường và suy sụp, rất nhanh thôi, bạn sẽ nghĩ mình yếu kém và vô dụng, lúc này thì còn tâm trí đâu mà suy nghĩ với chả lập nghiệp cơ chứ.

Nên lời khuyên chân thành của tôi, dành cho những bạn đang học mà muốn bỏ ngang. Đó là trước khi buông, hãy chuẩn bị sẵn cho mình một kế hoạch, một con đường cụ thể, chứ không chỉ đơn thuần một mục tiêu mờ ảo kiểu như “thu nhập 30-50 triệu/tháng” nữa. Vì chỉ khi có con đường, bạn mới có thể bước đi những bước đầu tiên, tự tin và đầy hào hứng, việc này sẽ tránh cho bạn những ngày tháng quay cuồng trong bóng đêm của những ảo tưởng mà trước đây bạn chỉ nằm tưởng tượng.

Bạn yêu thích nấu ăn và muốn mở một quán ăn, ok tốt lắm, hãy viết ra một bản kế hoạch cho quán của bạn và phương hướng phát triển cho nó mà bạn hy vọng.

Bạn thích mở một quán cafe hay một shop thời trang, tốt lắm, hãy lên kế hoạch cụ thể trước khi nghỉ học bắt tay vào việc.

Và hãy nhớ rằng, với việc lập được mục tiêu, lên được kế hoạch và viết nó ra giấy (sổ, file) là bạn đã hoàn thành được 50% chặng đường mà bạn muốn đến rồi đó.

2. Bằng cấp chẳng quan trọng gì, nhưng có một cái thì vẫn hơn không có cái nào


Bằng cấp, hãy xem như nó là một đường lùi, một kế hoạch B trong tủ kiếng.

Việc đi học đối với nhiều người, suy cho cùng chỉ vì một mục đích là để tăng sự lựa chọn trước các ngã rẽ cuộc đời. Nhiều sự lựa chọn thì luôn tốt hơn việc không có hay chỉ có duy nhất một sự lựa chọn.

Hãy cứ hoàn thành việc học, với một tấm bằng trong tủ kiếng, bạn có thể lấy ra sử dụng khi cần kíp, điều này cũng khá quan trọng trong con đường khởi nghiệp sau này. Giả dụ như công ty bạn lập bị phá sản, bạn chưa thể tái lập nó và đang cần gấp một việc làm để trả nợ và nuôi sống gia đình, chiếc bằng cất trong tủ chưa được dùng đến sẽ cho bạn một con đường lùi đắc lực.

Lại giả dụ, bạn muốn lập một công ty nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và chưa có kinh nghiệm gì. Thì việc cần kíp đầu tiên là nên xin vào một công ty về lĩnh vực đó để học hỏi, mà muốn xin vào làm, hẳn bạn nên có một tấm bằng, gì cũng được. Có thể chỉ từ một tấm bằng Marketing sau đó bạn sẽ được đảm nhận cả các chức vụ khác nữa như nhân sự, quản lý, kho vận… thì tha hồ mà học hỏi, mà trau dồi nhé.

Rồi thêm một giả dụ, như trường hợp của tôi, sau những tháng ngày tự kinh doanh, nhìn bạn bè đi làm văn phòng thật thích, mặc đồ công sở, những mối quan hệ công sở, những buổi tiệc công sở. Dù đang có một công việc tự do và thu nhập tốt, nhưng vì là một người thích trải nghiệm nên tôi rất muốn được thử hòa mình vào môi trường đó. Tôi muốn xin một công việc văn phòng nào đó làm một thời gian, lẽ dĩ nhiên, lúc này, tấm bằng cũ kỹ cất sâu trong góc phòng lại phát huy tác dụng.

Bằng cấp, đối với những người thích tự lập thì hẳn nhiên nó chẳng quan trọng gì. Nhưng trong nhiều trường hợp, rõ ràng nó là một kế hoạch B, một kế hoạch dự phòng, kế hoạch background hoàn hảo cho bạn.

Xin được nhắc lại câu này: Bằng cấp thì chẳng quan trọng gì trong việc tự mình khởi nghiệp, nhưng dù sao, có một cái để đó vẫn hơn không có cái nào.

Trường học cho bạn nhiều thứ hơn là kiến thức. Có một thế giới khác sau trường đại học, bạn biết chưa?

Và đây là điều quan trọng nhất tôi muốn nói, cho những bạn đang là sinh viên hoặc sắp làm sinh viên. Hẳn các bạn cũng biết hoặc nghe nói, đời sinh viên là một thế giới khác, rất khác so với thời học sinh, khi mà đi trễ hả? Vô tư đi. Nghỉ học hả? Vô tư luôn. Này thì thích ăn thì ăn thích ngủ thì ngủ, chỉ cần điểm danh và qua kỳ thi là ổn, chẳng ai quản, chẳng ai la… Và cứ thế, tôi biết và tin rằng phần lớn các bạn sinh viên chỉ chăm chăm dùng những tháng ngày này để ăn chơi cho bõ những ngày tháng học hành gian khổ thời học sinh cấp 3 mà thôi. Chẳng ai còn lạ gì hình ảnh những cô cậu sáng ngủ tới trưa, trưa đi học tới chiều và chiều về đi chơi tới tối. Tất nhiên vẫn còn những bạn sinh viên chăm chỉ học hành, chăm chỉ đi làm thêm và tham gia các hoạt động, nhưng số này dường như rất nhỏ so với lực lượng đông đảo “sinh viên lười biếng” ngoài kia.

Đây thực sự là một thực trạng đáng buồn, đáng báo động và cần phải thay đổi. Khi các bạn đang dùng những năm tháng tuyệt vời nhất cuộc đời chỉ để chơi bời, ngủ nghỉ và kể cả… học hành. Có một thế giới tuyệt vời sau trường đại học, một thế giới chỉ dành riêng cho các bạn sinh viên mà thôi. Hãy khám phá nó.

Hơi vô lý nhưng thật sự đối với tôi mà nói, 3-4 năm trời làm sinh viên, mà bạn chỉ biết mỗi chuyện học, tức là biết mỗi trường học, nhà trọ và những cuộc chơi bời linh tinh, thì thật là phí phạm, vô cùng phí phạm.

Bạn có biết bạn có thể làm bao nhiêu việc tuyệt vời trong khoảng thời gian này, hơn là chỉ học. Này, đừng hiểu lầm nhé, tất nhiên việc đến trường và nghe giảng để vượt qua kì thi là rất quan trọng, nhưng bạn biết đấy, tuổi trẻ, nhất là thời sinh viên, là một môi trường hoàn hảo dành cho bạn khám phá cuộc sống này. Đây là lúc bạn có mọi thứ người ta mong muốn: sức khỏe, thời gian, tự do và cả tiền (không nhiều nhưng bạn vẫn có, phần lớn do ba mẹ chu cấp, không sao, vẫn được tính là có tiền). Thế nên thật hoang phí và ngu dốt nếu để nó trôi qua vô ích. Mà thực tế là phần lớn các bạn sinh viên hiện nay đang để nó trôi qua, trôi mãi. Tôi thấy rõ nét một thực trạng lười biếng của đa phần sinh viên, chỉ toàn chơi bời và hưởng thụ. Đó là một sự lãng phí vô cùng lớn, cả tiền bạc, thời gian và công sức của không chỉ bạn, mà cả cha mẹ bạn nữa. Khi là sinh viên phần lớn mọi người đều mong được đi làm, khi đi làm rồi thì ai nấy lại mong được là sinh viên không lo nghĩ không ưu phiền, không áp lực và ganh đua. Còn tôi, nếu được quay lại làm sinh viên một lần nữa, như các bạn hiện nay, tôi không hứa sẽ chăm học hơn, nhưng nhất định, tôi hứa sẽ làm cho đời sinh viên rực rỡ hơn, hơn nữa…

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn thay đổi suy nghĩ về quãng đời sinh viên tuyệt vời mà bạn đang vô tình bỏ phí.

1. Đời sinh viên – đời trải nghiệm


Tự kiếm tiền bằng chính sức lực của mình

Hãy xin một việc làm thêm nào đó, việc này không chỉ là vấn đề tiền bạc đâu, mà nó còn rất vui nữa. Cái cảm giác học hỏi và trải nghiệm được rất nhiều thứ hay ho bổ ích, sau đấy là niềm vui khi nhận khoản tiền lương đầu tiên trong đời. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này ý nghĩa biết bao nhiêu, thấm thía từng đồng tiền mồ hôi công sức của ba mẹ, bạn sẽ không còn muốn hoang phí nữa. Khi là một cô cậu sinh viên mà có thể đi làm thêm là bạn đã lớn hơn rất nhiều bạn bè của mình rồi. Chưa kể nếu như bạn có thể tự nuôi mình và không cần khoản trợ cấp của ba mẹ thì bạn sẽ không biết ba mẹ vui và tự hào về bạn đến thế nào đâu.

Hoặc cũng nên giữ lại làm một khoản vốn riêng vì đôi khi ba mẹ không muốn biết bạn đi làm mà không chịu tập trung học hành. Hãy trữ khoản vốn riêng này lại, tích tiểu thành đại, bạn có thể tự mua sắm những vật dụng mình yêu thích, một chiếc điện thoại mới, một cái máy ảnh, thậm chí một cái xe máy cũ hoặc những chuyến du lịch… Lúc này, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu việc làm chủ cuộc sống của mình.

Việc làm thêm thật sự mang lại cho bạn rất rất nhiều những thứ hay ho khác, bạn sẽ quen nhiều bạn bè hơn, sẽ biết thêm nhiều thứ, chưa kể đến sự tự tin, khả năng giao tiếp và những bài học cuộc sống. Hãy thử làm nhiều việc nhất có thể, vì mục đích đi làm của bạn là để trải nghiệm mà. Hãy thử làm công việc của một nhân viên phục vụ, một nhân viên bán hàng, gia sư hay cộng tác viên cho báo chí… Có hàng trăm hàng ngàn công việc thú vị và vừa sức dành cho bạn. Đừng lười biếng!

Tham gia các câu lạc bộ và các công tác xã hội

Càng nhiều càng tốt, có rất nhiều những đoàn công tác xã hội ngoài kia, đừng nói bạn không thấy, chỉ cần gõ một vài từ khóa vào ô tìm kiếm, sẽ có trăm ngàn hội cho bạn chọn lựa. Hãy tích cực tham gia những hoạt động này, bạn sẽ thấy được giá trị của cuộc sống, sẽ biết mình may mắn thế nào với những mảnh đời ngoài kia. Ngoài ra bạn sẽ dễ dàng quen thêm được rất nhiều những người bạn mới, những người bạn tốt cũng cùng chung suy nghĩ và đầy lòng trắc ẩn.

Sau nữa, dù đây không phải và không nên là mục tiêu chính, nhưng tin tôi đi, nếu như bạn vẫn luôn mong một công việc sau khi ra trường và sợ hãi hành trình xin việc thì những hình ảnh của bạn trong các chuyến đi thiện nguyện thời sinh viên, chắc chắn sẽ là thứ “trang trí” đẹp cho bản hồ sơ xin việc của bạn sau này. Nhất định rồi.

Những câu lạc bộ trong hay ngoài trường học đều có rất nhiều, chắc chắn sẽ có hàng đống sự lựa chọn cho sở thích và khả năng của bạn. Những câu lạc bộ như ý tưởng đột phá, đọc sách, tổ chức sự kiện, khiêu vũ, thiết kế thời trang, thậm chí là câu lạc bộ búp bê… cũng có rất nhiều điều hay ho mà bạn chỉ biết khi hòa mình vào nó. Đó biết đâu lại là mầm mống cho những niềm đam mê mà bạn tìm thấy cho bản thân mình. Đam mê chính là thứ mỗi người cần phải có, để định hướng, để phấn đấu và cố gắng không ngừng. Hãy tìm ra niềm đam mê của chính bạn.

2. Thế giới của những cơ hội


Khi là sinh viên, bạn sẽ có vô vàn và cơ man những cơ hội để tham gia những cuộc thi, tìm kiếm những chuyến đi và những học bổng cực kỳ hay ho, bạn biết chứ?

Học bổng nghe cao vời quá và thường là thứ chúng ta hiếm khi nghĩ mình có thể dành được khi đối đầu với những “siêu sinh viên” mọt sách giỏi giang, chăm chỉ. Ồ, đừng quá lo lắng. Để tôi kể bạn nghe.

Tôi là một sinh viên chẳng giỏi giang hay chăm chỉ gì, như phần lớn các bạn. Điều này không có gì đáng tự hào cả, nhưng tôi lại chẳng thấy xấu hổ hay tự ti chút nào. Vì dù học trên trường không quá tốt nhưng tôi có rất nhiều thứ hay ho thú vị để làm khi ở ngoài trường. Một trong số đó là việc tham gia một cuộc thi nhỏ mà tôi vô tình tìm thấy thông tin trên mạng. Vốn chẳng có duyên với các giải thưởng, nhưng tôi vẫn tham gia và rủ cả cô bạn thân tham gia cùng. Hay ho làm sao, cả hai chúng tôi đều lọt vòng sơ khảo và giành được mỗi đứa một suất học kỹ năng khá cool với mức phí tượng trưng.

Các khóa kỹ năng mềm ngoài thị trường không nói đến nhé, phần lớn toàn là bịp dân, ăn to nói lớn, thùng rỗng kêu to, chui rúc những nơi chật chội tù túng nhìn đã muốn chạy huống hồ gì là học. Đàng này chúng tôi được học một khóa kỹ năng mềm rất tuyệt trong một tòa nhà văn phòng mát mẻ sang trọng, lớp học được trang bị đầy đủ tiện nghi và các giảng viên toàn những người tuyệt vời, những người thành công ở từng lĩnh vực của họ, họ lên giáo án chi tiết, rất hấp dẫn và vô cùng hữu ích.

Mới đầu vào lớp chúng tôi được làm trắc nghiệm nhận diện tính cách khả năng bản thân, sau đó chia nhóm cùng nhau hoàn thành một bài luận “quy mô” nhằm chứng tỏ chúng tôi không phải là một sinh viên “tầm thường”. Chúng tôi được học rất nhiều thứ, từ kỹ năng đàm phán với việc chia đội đại diện cho những công ty lớn, đàm phán với nhau trong một hợp đồng truyền thông tầm cỡ. Rồi buổi học xoay xở giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, lớp chia làm những đội nhỏ, mỗi đội chỉ được phát một số tiền tượng trưng và phải đi xoay xở mua đủ thứ, làm đủ chuyện trong danh sách dài được giới hạn bởi một khoảng thời gian cụ thể, cuối buổi, toàn bộ thành quả thu được cả lớp ngồi liên hoan với nhau quá xá là vui. Rồi vô vàn những buổi học khác, nhận diện giải quyết vấn đề, thuyết trình, làm việc nhóm… Thật sự đi tham quan nhiều lớp kỹ năng mềm sau này tôi vẫn thấy lớp tôi được học miễn phí này là lớp tuyệt vời nhất. Tất cả chỉ vì một chút tự tin làm một bài viết nhỏ mà không nghĩ mình sẽ đạt. Giờ nghĩ lại tự nhiên thấy nhớ và thèm khóa học đó quá thể…

Nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ thôi, bạn tôi kìa, trường tổ chức một cuộc thi nhằm tìm kiếm một số ít ứng viên cho chuyến thực tập tại Thái Lan. Tất nhiên tôi cũng có tham gia chứ, nhưng rớt oạch.. còn hai cô bạn tôi thì đậu, thế là sau đó hai bạn ấy được đi học tiếng Thái rồi sau đó nữa là được qua bên Thái thực tập cả tháng trời trong sự thèm muốn và ngưỡng mộ của bạn bè. Rồi khi ra trường, với một vết son trên CV như thế, bạn có nghĩ họ sẽ dễ dàng tìm được những công việc tốt hơn một số người? Thực tế là họ đã và đang có những công việc rất tốt rồi đó thôi.

Thêm một cấp nữa, có cô bạn bằng tuổi tôi tuy không quen thân, nhưng biết, cô ấy chỉ học một trường dân lập bình thường thôi và sức học cũng không có gì làm nổi trội. Tuy nhiên trong một cuộc thi nhà trường tổ chức, cô ấy dành được một học bổng toàn phần qua Hàn Quốc học vài năm. Giờ đây cô ấy đang làm việc như một giảng viên bộ môn tiếng Hàn-Việt và sắp cưới một anh chồng Hàn khá là xinh trai.

Thế đấy, rất nhiều cơ hội thi thố cực kỳ thú vị ở cả trong trường và ngoài trường, chỉ chờ bạn chộp lấy và a lê hấp, trải nghiệm những thứ tuyệt vời không phải ai cũng có được, đôi khi chỉ đơn giản là nhờ… may mắn. Sao bạn biết được bạn không phải là người may mắn nếu bạn không thử? Có những cuộc thi sẽ là những bước ngoặt to lớn thay đổi đời bạn, hãy mạnh dạn lên. Cơ hội là dành cho mọi người, nhưng khi là sinh viên, bạn có nhiều cơ hội tuyệt lắm lắm mà thường bạn chọn cách bỏ qua, như bao người khác. Cứ như vậy, bạn cũng sẽ chỉ là một người bình thường, như bao người khác. Như thế thì thật chán đúng không?

3. Thế giới của những chuyến đi


Chúng ta ai cũng thích du lịch, ai cũng mong muốn được ra khỏi môi trường học vấn để được tự do, tự do rồi thì sẽ rong ruổi, sẽ kiếm tiền đi du lịch, sẽ được đi những chuyến đi do công ty tổ chức… Bạn có biết, khi là sinh viên, bạn có nhiều cơ hội du lịch hơn tất cả mọi người? Những chuyến du lịch đúng nghĩa du lịch và trải nghiệm. Bạn đã bao giờ nghĩ về nó chưa?

Hồi còn là sinh viên năm nhất, tôi chẳng đi đâu cả, loanh quanh làm quen phố xá và bài vở. Nhưng rồi đến khi là cô sinh viên năm 2, tôi đã tự tin đi rất nhiều nơi, du lịch trải nghiệm một mình, từ Sài Gòn, tôi đi Đà Nẵng, thăm thú Hội An rồi ra Hà Nội lần đầu, vòng về các tỉnh miền Trung sau đó ngược lên phía bắc, tới nơi xa nhất là Việt Trì-Phú Thọ. Đó là chuyến đi đánh dấu tuổi 20 của tôi, được thực hiện nhân dịp nghỉ hè, tự thân kiếm tiền trang trải và đi một mình. Đó là một chuyến đi được lên kế hoạch cụ thể nhưng có rất nhiều tình tiết tự phát cực hay ho và đáng nhớ. Chi phí của chuyến đi là kết quả sau thời gian tự bán hàng online trong năm học. Bạn hoàn toàn có thể du lịch mà không cần nhiều tiền và không cần xin tiền ba mẹ, dù cho bạn là sinh viên, nếu bạn có đủ quyết tâm, một kế hoạch chi tiêu hợp lý và một công việc part-time ngoài giờ học.

Sinh viên năm 3, tôi có chuyến xuất ngoại đầu tiên, qua Thái Lan, cũng với một mức chi phí rẻ ngạc nhiên so với những chuyến đi của người khác. Và cũng hoàn toàn không phải xin ba mẹ một đồng nào cả. Nên nếu bạn nghĩ cứ phải ra trường đi làm mới có thể đi du lịch nước ngoài thì bạn hoàn toàn sai lầm rồi nhé. Còn nơi nào và khi nào tốt hơn để du lịch nếu không phải là thời sinh viên? Bạn có sức khỏe, bạn có nhiều thời gian, bạn có một sự tự tin và không ngại gian khổ. Hãy tận dụng nó, ít nhất trong việc du lịch.

Đấy là tôi, với những chuyến đi nhiều ngày (5-10 ngày) và hay thích đi một mình. Còn những bạn bè của tôi, họ cũng đi du lịch rất nhiều và tận dụng khá tốt lợi thế của một sinh viên. Chắc chắn bạn cũng biết, lớp học đại học là lớp của “dân nhập cư”, phần lớn các bạn trong lớp đều đến từ mọi tỉnh thành trong cả nước, rất ít là dân thành phố chính gốc. Đó chính là cơ hội, hãy thử tưởng tượng trong một lớp 100 mạng, bạn chỉ chơi với 2 nhóm, mỗi nhóm 5 người, khả năng lớn bạn có 10 tỉnh thành khác nhau để đi du lịch, chỉ cần một lời đề nghị, rủ rê cô/cậu bạn trong các ngày nghỉ lễ.

Bạn sẽ tha hồ được đi đây đó, 1 năm đi về nhà 10 người bạn là bạn đã đi được hơn rất rất nhiều người rồi. Mà những chuyến đi này thường rất vui và rẻ. Về quê bạn bè, bạn được tiếp đón thân tình, ăn ở phủ phê miễn phí và được dẫn đi những địa danh nổi tiếng của nơi đó nữa, chưa kể nếu về những vùng như miền tây, vùng biển, bạn sẽ tha hồ được ăn đặc sản, hải sản thỏa thuê với chi phí rẻ nhất có thể. Nhưng đừng chỉ đi không, hãy dẫn bạn bè về nhà bạn nữa, đây là một kiểu “cộng sinh” hai bên cùng thắng vô cùng vui vẻ và tuyệt vời.

Bạn nghĩ khi đi làm bạn sẽ có những cơ hội du lịch đó sao? Rằng các bạn đồng nghiệp sẽ dẫn bạn về nhà chơi thỏa thích? Không đâu, ít lắm bạn à, khi đi làm chúng ta có xu hướng tính toán căn ke, và phần lớn đồng nghiệp họ đang tìm cách hạ gục bạn bằng cách nào đó, thì tâm trí đâu mà dẫn bạn đi chơi chứ.
Khi là sinh viên, bạn có thể rủ những người bạn thân trong nhóm, đi du lịch đến nơi nào mọi người cùng thống nhất, chi phí share đều rất rẻ và cả đám sẽ có những chuyến đi ngập tiếng cười và những kỷ niệm.

Giá như tôi nhận ra được điều này sớm hơn thì hẳn hồi sinh viên tôi sẽ đi được nhiều lắm, nhưng không sao, dù sao tôi cũng đi được một số nơi theo cách này: Bình Thuận-Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng… Có thể bạn sẽ chọn việc về thăm ba mẹ, gia đình cho những ngày nghỉ, thay vì đi chơi đâu đó. Rất tốt, thăm ba mẹ là một việc rất đáng quý, nhưng tuổi trẻ và nhất là thời sinh viên thì không quay trở lại, hãy tận dụng nó cho đáng, để rồi không phải hối tiếc. Còn ba mẹ và gia đình, hẳn còn rất nhiều cách khác để quan tâm họ mà, đúng không? Giả sử như một ngày lễ, bạn không về nhà nhưng báo cho ba mẹ biết rằng: “Con đang đi du lịch nơi này kia a bê cê đê, ở đây nhiều cái hay lắm ạ thế này thế kia.” “Con ở nhà bạn nên miễn phí ạ.” “Con đi chơi chỗ này chỗ kia bằng tiền con làm thêm ạ, ở đây có đặc sản này con sẽ mang về làm quà cho mẹ nhé bla bla.”

Tôi tin ba mẹ bạn sẽ vui không kém khi bạn về thăm nhà, vì bạn đã chứng tỏ được rằng bạn là một người-đã-lớn, biết tính toán và có trách nhiệm với cuộc sống của mình. Làm gì có ba mẹ nào không vui khi thấy con mình lớn khôn? Nhưng thôi, không làm bàn chuyện này. Tôi tin nếu đang là sinh viên, bạn sẽ có những quyết định đúng đắn cho chính mình.

Viết một đoạn dài thế, sau cùng chỉ kết lại một câu này thôi, có thể bạn đã biết hay chưa biết, nhưng chắc chắn thời sinh viên là một trong những khoảng thời gian tuyệt vời nhất đời để đi du lịch.

4. Thế giới của những mối quan hệ


Hãy nghĩ đi, lớp học đại học thường cả trăm người, không phải ai sau này ra cũng làm cùng một ngành, mà tỉ lệ làm trái ngành là vô cùng lớn. Khi học đại học chúng ta có xu hướng chơi theo nhóm, không thể thân được với cả lớp như hồi trung học. Nhưng tin tôi đi, khi bạn ra đi làm, sẽ chẳng còn khoảng cách nhóm nhiếc gì nữa. Sau một thời gian, hãy cố gắng giữ liên lạc và update thông tin bạn bè trong lớp. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bạn bè của mình đang rải đều khắp mọi thể loại công việc, từ những việc tay chân đến văn phòng, từ nhân viên quèn cho tới anh quản lý, từ người học việc cho tới những đứa bạn tự khởi nghiệp kinh doanh.

Bạn sẽ nắm giữ một lượng “mối quan hệ” khổng lồ cực kì hữu ích mà nếu không đi học bạn sẽ khó lòng có được. Những mối quan hệ này theo khía cạnh nào đó, nhất định sẽ có ích, họ có thể giới thiệu cho bạn một việc làm, chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm, trở thành đối tác và khách hàng trong những tình huống đặc biệt, và được làm việc với bạn bè, nhất là bạn học cũ, thì vui hơn với người lạ nhiều đúng không?

Chưa kể những mối quan hệ bên ngoài bạn có thể xây đắp được trong những năm tháng sinh viên, đó là những người giảng viên trên trường hay trong các khóa học bên ngoài, đó là những người bạn, người anh chị trong các câu lạc bộ từ thiện, câu lạc bộ đọc sách, câu lạc bộ sống tốt bla, đó là những người bạn đủ độ tuổi bạn quen trên các chuyến đi trải nghiệm, đó là những bạn đồng nghiệp ở cửa hàng part-time, đó là những người bạn có cùng ý tưởng kinh doanh hay cậu bạn cực siêu lớp anh văn… Hãy cố gắng duy trì những mối quan hệ đó, chúng sẽ có ích cho bạn trong đa số trường hợp trên đời.

Bạn có một khởi đầu thuận lợi khi là sinh viên, vì phần lớn mọi người đều dễ có thiện cảm với cái mác sinh viên hơn là một anh nhân viên nào đó. Nó có vẻ ngây thơ, ngờ nghệch, thiệt thà, đáng tin và rất dễ thương nữa. Tôi cũng có những mối quan hệ hay ho như thế. Một ông anh quen trong cửa hàng lưu niệm (khi tôi muốn xin việc) sau này trở thành người dẫn tôi đi chuyến xuất ngoại đầu tiên đầy thú vị. Một người thầy khá có tiếng trong một khóa học chuyên môn trở thành người tư vấn cho công việc kinh doanh khởi sự của tôi. Một ông anh cùng thói quen đọc sách đã trở thành người tư vấn cực kỳ nhiệt thành và tin cậy cho mọi ý tưởng tôi nhen nhóm.

Một người bạn thân có được từ những chuyến đi từ thiện. Một chuyến đi tự phát hoàn toàn miễn phí và vô tình khi làm quen nhau trên chuyến tàu xe lửa…. Ồ, rất nhiều những chuyện hay ho tôi có được từ những mối quan hệ không hề định trước như thế, tất cả những mối quan hệ đó đều bắt đầu khi tôi là sinh viên. Bạn cũng hãy tranh thủ thời sinh viên của mình để mở rộng các mối quan hệ đi, đừng nhút nhát và lười biếng nữa.

“Bạn thường sẽ hối tiếc về những việc mình có thể mà đã không làm nhiều hơn…” – Khuyết danh

Nhớ nhé, tôi không phải là một sinh viên giỏi và cũng chẳng hứng thú gì với đa số kiến thức ở trường học. Tôi đã không chọn học lên cao mà chọn con đường làm theo ý thích của mình. Nhưng thời sinh viên của tôi thật sự đáng giá và tôi không bao giờ hối hận. Đó chính là điều tôi muốn nói với bạn. Mỗi ngày càng có thêm nhiều bài viết theo hướng “tại sao phải học, tại sao không tự khởi nghiệp”, đó cũng là điều tôi nghĩ và khuyến khích.

Nhưng nhìn ra xã hội, vẫn rất nhiều, rất rất nhiều bạn trẻ dù muốn dù không vẫn chọn con đường đi học, con đường trở thành một sinh viên. Dù cho bạn học vì ba mẹ muốn, học vì muốn kiếm việc làm ổn định, học vì không biết nghỉ thì làm gì, học vì nhìn quanh ai cũng học… Nhưng hãy nhớ, những năm tháng sinh viên không chỉ gồm kiến thức trên trường, không chỉ bao gồm giảng đường và giáo trình tài liệu. Đó thật sự là một thế giới vô cùng thú vị và đầy ắp những điều hay ho chờ bạn khám phá. Đừng bỏ lỡ nó, đừng bỏ lỡ thời sinh viên tuyệt vời.

Lưu ý: Đây chỉ là một bài viết mang tính góc nhìn cá nhân và không áp đặt cho mọi trường hợp. Hãy thoải mái với sự lựa chọn của riêng mình!

Tác giả: Phi Tuyết ( Triethocduongpho.com )