Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Dưới đây là 5 dấu hiệu bạn đang xa rời thành công và cách xoay chuyển để phát huy tối đa tiềm năng của bạn
doanh nhân, thất bại
Sai lầm là những bậc đá dẫn đến thành công
 
Trong thập kỷ qua tôi đã từng gặp và hướng dẫn nhiều doanh nhân thành công, và tôi cũng gặp nhiều hơn thế những doanh nhân thất bại. Mỗi người trong số họ đều cùng mắc nhiều lỗi- những lỗi có thể khắc phục được nhưng nếu không giải quyết thì sẽ tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại
 
Dưới đây là 5 dấu hiệu bạn đang xa rời thành công và cách xoay chuyển để phát huy tối đa tiềm năng của bạn:
 
1. Bạn không thể hoàn thành một việc trước khi bắt đầu một việc mới
 
Một số doanh nhân không thể hoàn thành được công việc. Dù với bất cứ lý do nào, họ có bao nhiêu thời gian hoặc có bao nhiêu nguồn lực sẵn có, họ cũng không thể tập trung và hoàn thành một việc nào đó. Có thể đó là nỗi sợ rằng sản phẩm cuối cùng của họ có thể tốt hơn, hoặc họ lo rằng nó không hoàn hảo và sau này họ không thể thay đổi được.
 
Nhưng Seth Godin đã đề cập rất đúng trong cuốn sách Linchpin: Are You Indispensable? Khi ông viết: "Mục đích duy nhất của việc bắt đầu là kết thúc và mặc dù nhiều dự án chúng ta làm không bao giờ thực sự kết thúc, nhưng chúng vẫn phải được bàn giao. Nếu bạn để lỡ thời hạn chót thì sau cùng bạn sẽ có rất ít điều để đưa ra với chính mình”.
 
Tôi luôn nói, nếu đã đạt được 80% thì mới chỉ là vừa đủ. Vì bạn còn phải bàn giao.
 
2. Bạn quản lý vi mô mọi thứ
 
Các doanh nhân không thành công thường muốn tự mình làm tất cả mọi thứ. Họ tin là không ai có thể làm một việc tốt bằng họ. Nhưng ngay cả khi họ hoàn toàn đúng thì vẫn có một sự thực là không ai có thể giỏi tất cả mọi thứ- đó là một triết lý kinh doanh không bền vững.
 
Nếu bạn muốn phát triển công ty của mình và trở thành một người lãnh đạo, bạn sẽ phải học cách tin cậy người khác. Ai cũng cần có một nhóm hỗ trợ- ngay cả những người có năng lực nhất.
 
3. Bạn luôn đúng
 
Tôi nhận thấy rằng một số doanh nhân rất khó thừa nhận là họ đã sai lầm. Nhưng nếu bạn không thừa nhận sai lầm, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội học hỏi. Sai lầm là những bậc đá dẫn đến thành công.
 
Hãy xin lời khuyên và thừa nhận mình sai, bạn sẽ nhanh chóng tiến lên và làm tốt hơn.
 
4. Bạn đặt câu hỏi nhưng không thực sự quan tâm tới câu trả lời
 
Chắc bạn cũng biết kiểu người mà tôi đang nói tới. Họ yêu cầu bạn đưa ra ý kiến nhưng họ chỉ thực sự quan tâm tới những điều bạn nêu ra nếu nó trùng khớp với những điều họ tin tưởng. Điều đó sẽ khiến tôi thất bại. Những doanh nhân kiểu này sẽ chỉ giữ lại bên họ những người luôn ủng hộ mọi ý kiến của họ. Điều đó không tốt cho công ty. Bạn sẽ ra những quyết định tốt hơn nếu bạn từ bỏ sự bảo thủ, thực sự cân nhắc những quan điểm khác nhau và cố gắng hiểu các quan điểm khác.
 
5. Bạn luôn tìm ra các lý do để không tiến lên
 
Chưa đúng lúc. Kinh tế đang xấu. Bạn không có đủ vốn. Dù bạn có đưa ra câu trả lời thế nào thì cũng chỉ là một mà thôi. Bạn thử đoán xem nó là gì? Luôn có lý do để không tiến lên. Bạn chỉ phải quyết định thúc ép. Tạo ra các lựa chọn cho chính bản thân mình, hãy linh hoạt và can đảm. Chính là: can đảm mạo hiểm.
 
Là doanh nhân, tất cả chúng ta đều mắc sai lầm. Đó là phần thú vị nhất của việc mạo hiểm. Nhưng qua nhiều năm tôi đã học được rằng bạn càng khiêm tốn và dễ tiếp nhận, bạn càng có nhiều cơ hội thành công.
 
Có 4 giáo lý quan trọng trong việc sáng chế và phát triển sản phẩm - đặc biệt là vào lúc cao trào của ý tưởng biến nó từ trí tưởng tượng của bạn thành những mô tả trên giấy hoặc nguyên mẫu.
ý tưởng, marketing, bao bì,
Nhiều nhà sáng chế đã thất bại vì họ từ bỏ ý tưởng quá sớm
 
Tôi có một người bạn luôn có dòng ý tưởng (cả tuyệt vời lẫn dựng tóc gáy) đều đặn. Rất nhiều lúc, anh ấy có những ý tưởng về sản phẩm mới rất khả thi nhưng chỉ thỉnh thoảng mới dừng lại ở giai đoạn cần đưa những sản phẩm tốt ra thị trường. Đối với tôi, với tư cách là một chuyên gia tư vấn về sáng kiến chuyên nghiệp, thì điều này giống như những cái đinh trên chiếc bảng phấn.
 
Gần đây nhất, anh ấy đã đưa cho tôi một số mẫu thử rượu trứng sô-cô-la mà anh đang pha chế. Rượu rất ngon nhưng phần giới thiệu về hương vị cần tinh chỉnh, còn nhiều việc phải làm với bao bì và cách tiếp thị. Sản phẩm sẽ rất có tiềm năng nếu anh ấy vẫn tiếp tục công việc với nó. Nhưng suy nghĩ về việc phải tiếp tục quá trình xây dựng sản phẩm khiến anh ấy cảm thấy quá nản hoặc thất vọng, do vậy anh ấy đã treo ý tưởng.
 
Và đây là chỗ nhiều nhà sáng chế thất bại. Họ đã từ bỏ quá sớm.
 
Có 4 giáo lý quan trọng trong việc sáng chế và phát triển sản phẩm- đặc biệt là vào lúc cao trào của ý tưởng biến nó từ trí tưởng tượng của bạn thành những mô tả trên giấy hoặc nguyên mẫu.
 
1. Sáng chế là một công việc đòi hỏi sự đam mê. 

Sự đam mê tạo động lực cho chúng ta kiên trì. Sự nhiệt tình là yếu tố quan trọng để thuyết phục không chỉ những người khác về giá trị ý tưởng mà còn thuyết phục cả chính bạn nữa. Bạn sẽ phải làm nhiều việc khó khăn trước khi ý tưởng đạt được mốc khách hàng nhận ra nó chính là thứ họ đang tìm kiếm.
 
Những nhà sáng chế có đam mê thực sự sẽ chấp nhận những thiếu sót trong ý tưởng, coi chúng là những con đường dẫn tới những giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều doanh nhân nhiều khao khát như anh bạn thân của tôi lại coi những lời chỉ trích không phải là điểm khởi đầu mà là sự kết thúc.  
 
Theo nhà tâm lý học Martin Seligman, chúng ta có thể vượt qua sự bi quan bằng cách chủ định phát triển phần lạc quan của não bộ qua cách “tự nói chuyện”- một thủ thuật đòi hỏi sự tích cực kháng cự lại những đánh giá bi quan về hoàn cảnh của chúng ta. Đây không chỉ là một cuộc trò chuyện lên tinh thần mang tính cá nhân mà là cách  hợp lý và khách quan để coi thất bại chỉ có tính chất tạm thời  và có thể khắc phục được và chúng cho phép chúng ta tiếp tục tìm các giải pháp mới.
 
2. Nghi ngờ mọi thứ. 

Giờ phút bạn phát hiện ra ý tưởng của mình không hiệu quả có thể xảy ra tại bất cứ giai đoạn nào trong hành trình. Từ khi biết tới điều này thông qua kinh nghiệm, khi có ý tưởng mới nảy ra trong đầu, ngay lập tức tôi sẽ bắt đầu xem xét tất cả những lời phản đối và những thách thức tiềm tàng. Tôi biết nếu tôi phát hiện ra các vấn đề ngay từ đầu và có thể giải quyết chúng thì sẽ có ít rào cản hơn trên chặng đường phía trước.
 
Thói quen này có thể làm nản lòng những người khác, những người muốn tôi chỉ  tận hưởng ý tưởng và đừng quá khách quan như thế. Nhưng tôi không thể cưỡng lại được thói quen này. Tôi biết rằng các vấn đề sau này tôi sẽ phải giải quyết sẽ ít hơn nếu tôi có thể loại bỏ các vấn đề và cấu trúc, tiếp thị hay bao bì càng nhanh càng tốt.
 
3. Thử nghiệm và sai lầm là điều tốt.  

Có lúc bạn sẽ thấy mình cứ loanh quanh với một ý tưởng, tạo ra thêm một nguyên mẫu sản phẩm, viết thêm một đoạn mô tả hoặc một thông điệp tiếp thị và mọi việc cứ như bất tận. Bạn cảm thấy như hết hào hứng. Đây là lúc bạn phải “hành động như đúng rồi” và ngồi xuống làm những việc cần phải làm.
 
Trải qua những hoạt động có vẻ như đối nghịch với sự sáng tạo những thực sự không phải vậy. Trong thực tế, suy nghĩ, thậm chí là suy nghĩ “gượng ép” cũng sẽ kích hoạt sự dẫn truyền thần kinh của chúng ta và thứ khởi nguồn cảm xúc gượng ép hóa ra lại là công việc tốt nhất từ trước tới nay của bạn. Kết luận: hãy vượt qua sự kháng cự.
 
4. Không có câu trả lời kỳ diệu nào cả. 

Cũng giống như có cách hoàn hảo nào để sống cuộc đời của bạn, không chỉ có một cách để giải quyết một vấn đề sáng tạo. Ví dụ, bạn tôi có thể đi theo nhiều hướng với phần giới thiệu về hương vị món rượu trứng của anh ấy và sẽ có hơn một hướng trong số đó có thể phát huy hiệu quả.
 
Có vô số cách để tinh chỉnh một sản phẩm theo hướng tốt hơn. Cách bạn chọn sẽ phụ thuộc nhiều vào mục đích, khách hàng và sự kỳ vọng. Đó là lý do tại sao tôi khuyên các nhà sáng chế làm ra sản phẩm càng sớm, càng nhanh càng tốt để mọi người có thể thưởng thức nó và đưa ra những phản hồi hữu ích.
 
Hãy nhớ rằng: Sự phê bình không được vô hiệu hóa ý tưởng của bạn. Mục đích của nó phải là làm mạnh thêm ý tưởng. Nếu bạn thực sự yêu ý tưởng của mình, bạn sẽ sẵn sàng lắng nghe, học hỏi và xoay chuyển khi cần thiết.  
 
Nhiều bạn trẻ mới ra trường thường loay hoay với câu hỏi: Làm sao xin được việc khi chưa có kinh nghiệm? Làm sao để thành công?...

 
Những người thành công đã dành cho họ những lời khuyên quý báu:
 
Richard Branson - người sáng lập Tập đoàn Virgin
 
“Lời khuyên tốt nhất tôi có thể đưa ra cho những người mới tốt nghiệp là hãy dành thời gian cho những việc bạn có cảm xúc trong cuộc sống. Nếu bằng cấp chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, đừng để điều đó cản trở bạn tiến bước theo một hướng khác. Nếu trường học không giúp ích cho bạn, đừng để nó khiến bạn phải từ bỏ ước mơ của mình.
 
Bạn có thể lựa chọn dừng lại và xem xét các lựa chọn mình có. Tôi khuyến khích các bạn nên đi du lịch, có những trải nghiệm mới và rút ra những quyết định sẽ hình thành tương lai của bạn. Số lượng ý tưởng kinh doanh mọi người có được sau khi đi du lịch thế giới là rất nhiều”.
 
Arianna Huffington - chủ tịch và tổng biên tập của Tập đoàn truyền thông The Huffington Post
 
“Những nhà diễn thuyết chuyên nghiệp thường nói cho tân cử nhân biết làm thế nào để vào đời và leo lên chiếc thang thành công, riêng tôi muốn các bạn định nghĩa lại thành công là gì... Điều tôi khuyến khích các bạn nên làm là không chỉ leo lên đỉnh vinh quang của thế giới mà hãy thay đổi thế giới.
 
Ngoài tiền bạc và quyền lực, đã đến lúc chúng ta cần thước đo đánh giá thành công thứ ba - một thứ được tạo nên dựa trên sự hiểu biết, sẵn sàng, khả năng phán đoán... Bản thân tiền bạc và quyền lực là chiếc ghế hai chân, bạn có thể cân bằng nó một thời gian nhưng rốt cuộc bạn sẽ ngã nhào. Và rất nhiều người thành công cũng đã ngã nhào. Về cơ bản, cách chúng ta định nghĩa thành công không còn như xưa”.
 
Jeff Immelt - chủ tịch và CEO của Tập đoàn đa quốc gia GE
 
“Thành công trong thế kỷ 21 sẽ đến với những người đi trước xu hướng, nhanh nhạy, sáng tạo và làm việc cùng nhau để mang lại kết quả. Và khả năng đóng góp cho thế kỷ chúng ta đang sống sẽ đến với sự sẵn sàng và khả năng làm năm điều sau: thay đổi, học hỏi, thử thách, kiên trì và lãnh đạo.
 
Chúng ta không thể chờ đợi tới khi nền kinh tế ổn định hay tới một thời điểm chắc chắn hơn. Ngày trước bạn chỉ cần quản lý sự cân bằng. Ngày nay bạn phải tạo ra tương lai của riêng mình. Điều đó có nghĩa là hãy thay đổi”.
 
Guy Kawasaki - cố vấn của Motorola Mobility
 
“Hãy thách thức những điều đã biết và mở rộng những điều chưa biết. Một trong những sai lầm lớn nhất trong cuộc đời bạn là chấp nhận những điều đã biết và chống lại những thứ mới. Thật ra, bạn nên làm điều ngược lại: Thách thức những điều đã biết và mở rộng những điều chưa biết”.
 
Adam Lashinsky - biên tập viên cấp cao của tạp chí Fortune
 
“Khi bạn đọc tiểu sử của những người thành công, hãy nhớ rằng chúng được viết theo cách “đánh lừa” bạn. Theo cách đó, bạn có thể nghĩ rằng một thành công sẽ đơn giản tiếp nối thành công khác. Cuộc sống không tiếp diễn như vậy. Gần như ba bước tiến sẽ có một bước lùi - nếu bạn may mắn.
 
Tuy nhiên đừng mất dũng khí bởi điều này. Hãy luôn cập nhật thông tin. Sếp đầu tiên đã khuyên tôi không nên đến văn phòng mà chưa đọc tờ The Washington Post. Đó là một lời khuyên hay. Ngoài ra, bạn chỉ có một thời tuổi trẻ nên đừng lãng phí nó. Hãy làm những điều bạn sẽ không có cơ hội làm khi bạn nhiều tuổi, ổn định và có trách nhiệm hơn bây giờ”.
 
Để tạo nên sự khác biệt tại nơi làm việc, trong cuộc sống riêng của bạn và trong cuộc sống của những người khác, hãy đọc những lời thề này với chính thân bạn hằng ngày và làm theo chúng
8 lời hứa, kinh doanh, cuộc sống, ghi nhận, chờ đợi, hành động, yêu thương
 Hãy cam kết
 
Bạn có thể là một doanh nhân có óc phân tích, thích các số liệu và có cách nhìn nghiêm khắc nhưng rốt cuộc thì việc kinh doanh có liên quan đến con người.
 
Điều đó có nghĩa là kinh doanh có liên quan đến các cảm xúc: cả cảm xúc của bạn và những người bạn tương tác hằng ngày.
 
Bạn muốn tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống của bạn và trong cuộc sống của những người bạn quan tâm ở cả khía cạnh nghề nghiệp và cá nhân?  
 
Hãy nói những điều này với bản thân hằng ngày và sau đó hãy thề tuân theo những lời cam kết đó:
 
Tôi sẽ trả lời các câu hỏi chưa được đặt ra
 
Có thể họ còn do dự. Có thể họ cảm thấy không chắc chắn. Có thể họ xấu hổ. Dù lý do là gì thì mọi người cũng thường đặt những câu hỏi khác với câu hỏi họ thực sự muốn bạn trả lời.  
 
Một nhân viên có thể hỏi bạn liệu họ có nên theo một số khóa học về kinh doanh hay không; thực ra anh ta muốn biết liệu bạn có cho rằng anh ta có thể phát triển được ở công ty bạn hay không. Anh ta hi vọng bạn sẽ nói bạn tin rằng anh ta có nhiều cơ hội ở công ty và cũng hi vọng bạn sẽ chia sẻ lý do tại sao bạn nghĩ như vậy.
 
Chồng bạn có thể hỏi liệu bạn có nghĩ rằng người phụ nữ ở buổi tiệc đang tán tỉnh anh ấy không; điều anh ấy thực sự muốn biết là liệu bạn vẫn nghĩ rằng anh ấy có đáng để người khác tán tỉnh và vẫn còn hấp dẫn trong mắt bạn hay không. Anh ấy hi vọng bạn sẽ nói có và sẽ rất vui nếu bạn nói lý do tại sao bạn thấy vậy.
 
Đằng sau nhiều câu hỏi là một câu hỏi chưa được nêu ra.
 
Hãy chú ý để có thể trả lời câu hỏi đó bởi đó là câu trả lời người ấy không chỉ muốn mà còn rất cần.
 
Tôi sẽ từ chối chờ đợi
 
Bạn không cần phải đợi để được phát hiện ra. Bạn không phải chờ để được chấp nhận. Bạn không phải chờ để được người khác giúp mình.
 
Bạn có thể thử làm bất cứ điều gì mình muốn ngay bây giờ.
 
Bạn có thể không thành công nhưng bạn không phải chờ đợi.
 
Đừng chờ đợi.
 
Tôi sẽ ghi nhận những điều chưa được ghi nhận
 
Một số công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn là kỹ năng. Đóng bao bì hàng hóa ở cửa hàng tạp hóa, vận chuyển bưu kiện, tiễn khách đều là những việc khá dễ dàng. Sự khác biệt ở đây là ở nỗ lực.
 
Đừng chỉ nói “cảm ơn” với những người làm những công việc bạc bẽo. Hãy mỉm cười. Nhìn vào mắt họ. Trao đổi những lời nói tử tế.
 
Xung quanh bạn là những người làm việc chăm chỉ mà rất ít hoặc không được công nhận. Hãy cam kết trở thành người nhận ra ít nhất là một người trong số họ mỗi ngày.
 
Bạn tôn trọng người khác thì sẽ được người khác dành cho sự tôn trọng đặc biệt- sự tôn trọng xuất phát từ sự khác biệt mà bạn tạo ra dù chỉ là thoáng qua trong cuộc sống của người khác.
 
Tôi sẽ trao quyền hành động chứ không phải là lời chỉ dẫn  
 
Bạn là sếp. Bạn biết phải làm gì. Vì vậy sẽ là tự nhiên khi bạn bảo nhân viên phải làm việc gì và làm như thế nào.
 
Làm như vậy bạn đã dập tắt tính sáng tạo và coi nhẹ kinh nghiệm cũng như kỹ năng của họ.
 
Hãy để người khác quyết định đâu là cách tốt nhất để bạn tôn trọng năng lực và tin tưởng khả năng đánh giá của họ.
 
Trong thế giới chỉ toàn mệnh lệnh và kiểm soát, thì được tự hành động là một món quà tự do mà ai  cũng có thể trao đi.
 
Tôi sẽ ngừng lại và thưởng thức những đóa hồng của mình
 
Bạn có những kế hoạch lớn. Bạn có những mục tiêu lớn. Bạn không bao giờ thỏa mãn bởi vì sự hài lòng sẽ sinh ra sự tự mãn.  
 
Vì thế hầu như lúc nào bạn cũng cảm thấy không hạnh phúc vì bạn nghĩ nhiều về những thứ bạn không đạt được, chưa làm và không có.
 
Hãy dành một lúc để nghĩ về những gì bạn đang có ở cả khía cạnh nghề nghiệp và cá nhân. Lúc này chính là lúc bạn thấy mình có nhiều hơn những gì bạn từng nghĩ đến.
 
Chắc chắn là bạn phải luôn phấn đấu để đạt được nhiều hơn nhưng việc cũng luôn dành chút thời gian nhận ra những thứ mình đang có, đặc biệt là các mối quan hệ của bạn quan trọng hơn bất cứ thứ gì bạn muốn có được.
 
Không giống như một mong muốn, những thứ bạn đang có không phải là một hi vọng, một mong ước hay một giấc mơ. Những gì bạn có là hiện thực.
 
Và hiện thực đó rất tuyệt vời, nó là của bạn.
 
Hãy hiểu rõ giá trị của nó.
 
Tôi sẽ nhìn dưới lớp bề mặt
 
Đôi lúc mọi người phạm sai lầm. Đôi lúc họ phá bĩnh.
 
Khi những điều đó xảy ra, sẽ là tự nhiên nếu bạn cho rằng họ không lắng nghe hoặc không quan tâm. Nhưng thường là có lý do sâu xa hơn. Họ có thể cảm thấy bị áp chế. Họ có thể cảm thấy không có quyền hành gì. Họ có thể cảm thấy nản lòng hoặc thiệt thòi bị phớt lờ hoặc không quan tâm.
 
Nếu bạn nắm quyền điều hành, dù tại nơi làm việc hay ở nhà, bạn có thể sẽ phải giải quyết những sai lầm. Nhưng sau đó hãy xem lại những hành động trong quá khứ dẫn đến các vấn đề còn ẩn sâu bên dưới.  
 
Ai cũng phải tuân theo kỉ luật, thấu hiểu, cảm thông và giúp đỡ người khác giải quyết những vấn đề lớn hơn đã đưa tới sai lầm đó.
 
Sau cùng thì, có thể chính bạn cũng gây ra vấn đề đó.
 
Tôi sẽ biến yêu thường thành hành động
 
Bạn yêu công việc của mình. Khi bạn làm việc thì cảm xúc đó thể hiện trong mọi việc bạn làm và mọi lời bạn nói.
 
Bạn yêu gia đình mình. Vậy khi bạn ở bên cạnh họ, cảm xúc đó có thể hiện ở mọi việc bạn nói và làm không?  
 
Yêu thương là một cảm xúc, và cảm xúc thì thường ích kỷ. Hãy biến các cảm xúc của bạn thành hành động. Hãy yêu một cách tích cực những người bạn yêu. Hãy cho họ thấy bạn yêu họ bằng lời nói và việc làm.
 
Khi bạn biến yêu thương thành một động từ thì những người bạn quan tâm biết chính xác bạn đang cảm thấy như thế nào. Hãy chắc chắn là họ biết điều đó.
 
Tôi sẽ là chính mình
 
Bạn lo lắng về những điều những người khác nghĩ. Tất nhiên là bạn có cố gắng nỗ lực vất vả thế nào thì bạn cũng không thể làm vừa lòng được tất cả mọi người.
 
Nhưng bạn có thể làm rất nhiều việc cho những người mà bạn yêu quý.
 
Và bạn có thể hiện mình tốt nhất.
 
Hãy là chính mình. Đó là điều bạn có thể làm tốt hơn bất cứ ai.

Tốt nghiệp đại học chưa đầy một năm, Nguyễn Thùy Linh Cát (sinh năm 1990) đã xây dựng được một chuỗi 34 cửa hàng thời trang Catsashop, doanh thu mỗi năm lên tới hàng tỷ đồng.

 Catsashop, Linh Cát "đóng" rất nhiều "vai": Giám đốc, kế toán, thiết kế, thủ kho, nhân viên giao hàng….
 

 
Thu nhập "khủng"
 
Linh Cát là cựu sinh viên ngành Công nghệ sinh học, trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM. Từ khi học năm thứ hai, cô bạn đã hợp tác với một xưởng may gia công, sản xuất quần áo và bán trên mạng. Đến năm thứ tư, Linh Cát thành lập công ty thời trang Cát Sa và hiện tại, là giám đốc của công ty này, với 10 nhân viên. "Trước kia, mình thường nhờ dịch vụ làm báo cáo thuế nhưng hiện tại, mình đã tự làm được.
 
Mình tự cân đối thu chi, xuất hóa đơn, kiểm soát lượng vải nhập về kho, xuất vải xuống xưởng may gia công, nhập sản phẩm về kho, xuất sản phẩm ra bán, số lượng hàng tồn, tự cân đối công nợ, đi thanh toán tiền hàng cho các công ty… Những vấn đề đó chưa lớn nên mình tự quản lý, không thuê nhân viên. Nhiều người cũng hỏi, mình học ngành Công nghệ sinh học, sao có thể làm kế toán? Mình trả lời là mình lanh lắm, có trí nhớ rất tốt. Mình có thể nhớ được tất cả các số điện thoại của nhân viên, gia đình, đối tác, cửa hàng, bạn bè không cần tra danh bạ", Linh Cát khoe.
 
Hiện tại, Linh Cát có 21 cửa hàng ở TP.HCM, còn lại rải rác ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Cần Thơ, Cà Mau. "Trong 34 cửa hàng ấy, 7 cái trực tiếp là của mình. Những cửa hàng khác, mình nhượng quyền cho người khác kinh doanh thương hiệu Catsashop (không bán thương hiệu mà để họ làm đại lý phân phối sản phẩm do mình đưa xuống). Các đại lý sẽ bán hàng, còn mình thì chuẩn bị nguồn hàng, quảng cáo online, xây dựng thương hiệu… Riêng 7 cửa hàng của mình, mỗi tháng cho doanh thu hơn 100 triệu đồng. Những tháng cao điểm, doanh thu thậm chí là trên 200 triệu đồng/tháng", Linh Cát cho biết.
 
 
Dám làm và không sợ thất bại
 
Quá trình đến với Catsashop là một chặng đường dài của Linh Cát, với rất nhiều khó khăn: "Hai khó khăn lớn nhất khi mình mở Catsashop là vốn và việc tìm người cộng tác. Lúc đó, mình còn là sinh viên nên không có nhiều tiền. Mình lại học ngành Công nghệ sinh học mà đi làm thời trang nên cũng ít ai ủng hộ. Thời gian đầu, có những lô hàng mình nhập về, vải bị rút, ra màu… mình phải chấp nhận lỗ để giữ uy tín cho thương hiệu Catsashop. Mình tự mua kinh nghiệm bằng những cái sai như vậy để trưởng thành hơn".
 
Từng là một sinh viên không có gì trong tay, Linh Cát đã xây dựng được chuỗi 34 cửa hàng Catsashop, với doanh thu hàng tỷ đồng/năm nên cô bạn bảo rằng, không sợ mất gì cả. "Nếu mất, mình sẽ làm lại. Làm việc gì, mình cũng mong nó sẽ thành công nhưng khi thất bại thì mình sẵn sàng đương đầu, không bao giờ bỏ cuộc".
 
 
Linh Cát tự nhận mình là người có cá tính mạnh mẽ và trong công việc thì rất hòa đồng. "Là giám đốc nhưng mình vẫn đi giao hàng, ngồi dán mã vạch, giá tiền vào sản phẩm chung với nhân viên. Trong công ty, mình không có bàn làm việc, không có trợ lý và cũng không có ghế xoay như các giám đốc khác. Hai tháng nay mình mới chuyển ra ngoài ở riêng, chứ trước đây, mình vẫn ăn chung, ở chung với 10 nhân viên của mình. Sống một mình nên mình tự đi chợ, nấu ăn và làm công việc nhà. Mình cũng ít tụ tập, chơi bời. Phần lớn thời gian mình dành cho công việc. Làm việc mỗi ngày với mình là một niềm vui lớn", Linh Cát chia sẻ.