Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013


70 chỗ ngồi trong một mặt bằng khoảng 150m2, nhà hàng có doanh thu hơn 1 tỷ đồng mỗi tháng. Khoản lợi nhuận đầy hấp dẫn này khiến ngày càng nhiều nhà hàng xuất hiện với quy mô ngày càng lớn.




Còn ăn, còn chi


Dù người tiêu dùng "thắt lưng buộc bụng" trong chi tiêu nhưng lĩnh vực kinh doanh ẩm thực dường như không bị ảnh hưởng.
12 giờ trưa ngày 19/2 (mùng 10 Tết) khu kinh doanh ẩm thực tại Vincom Center A rất đông khách đến ăn uống. Các nhà hàng Nem Vuông, Sumo BBQ, Wrap&Roll... gần như kín chỗ.
Tại tòa nhà Kumho, dù khu vực kinh doanh thời trang lèo tèo vài người khách nhưng các nhà hàng món ăn Nhật, Thái trong khu ẩm thực của trung tâm này vẫn chật kín thực khách. Còn trên con phố ẩm thực Lê Quý Đôn, các nhà hàng hầu như đều nhộn nhịp khách ra vào trong suốt những ngày Tết.
Hiện nay, kinh doanh nhà hàng đang được xem là ngành mang lại nhiều lợi nhuận và dễ thành công. Chẳng hạn, Nhà hàng Tre với khẩu hiệu "Sư phụ lẩu, sư mẫu nướng", vốn đầu tư chỉ hết 400 triệu đồng, thuê mặt bằng 1.500 USD/tháng, tổng diện tích 1.400m2, theo tính toán ban đầu, cần doanh thu mỗi ngày 4 triệu đồng là có lời, nhưng thật bất ngờ, doanh thu có ngày đạt tới 7 triệu đồng.
Thực tế cho thấy, nhiều nhà kinh doanh đã rất thành công trong lĩnh vực này. Nhà hàng Khoái chỉ mới xuất hiện ở TP.HCM chưa đầy 3 năm nhưng cả hai nhà hàng của chủ đầu tư này đều kín chỗ vào buổi trưa và tối.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, chủ nhà hàng Khoái trên đường Lê Quý Đôn cho biết, những ngày Tết nhà hàng đón rất đông khách đến thưởng thức các món ăn đặc sản Nhà Trang.
Nhìn vào phân khúc đầu tư nhà hàng Nhật tại TP.HCM, cũng đủ thấy xu hướng kinh doanh nhà hàng chưa có dấu hiệu dừng lại. Ngoài những tên tuổi như: Sushi bar, Tokyo Deli, Coca Suki, Sakura, Oshima..., hàng loạt nhà hàng mới đã xuất hiện với quy mô ngày càng lớn. Trong đó, nhà hàng Kissho trên đường Nguyễn Huệ, quận 1 với 1.000m2 và sức chứa hơn 200 người đã trở thành nhà hàng Nhật có diện tích lớn nhất hiện nay.
Cũng như Khoái, nhà hàng món ăn Tây của cựu đầu bếp khách sạn New World mang tên 48 trên đường Lê Thị Riêng cũng tấp nập khách ra vào trong những giờ trưa và tối. Việc kinh doanh quá thành công khiến chủ đầu tư quyết định mở nhà hàng 48 thứ hai tại quận 10.
Ngày mùng 8 Tết, nhà hàng 48 thứ ba đã mở cửa cách nhà hàng thứ nhất chỉ một căn. Trong khi đó, nhà hàng Tao (Đạo) trong trung tâm Vincom Center B của diễn viên Trương Ngọc Ánh tuy mới ra đời được 6 tháng nhưng đã mang lại không ít lợi nhuận.
Tuy nhiên, đầu tư mạnh nhất trong năm nay phải kể đến là Mocgroup. Bên cạnh hệ thống chuỗi 6 nhà hàng cơm tấm Mộc tại TP.HCM và một nhà hàng ở Hà Nội, chủ doanh nghiệp này đang phát triển ba chuỗi nhà hàng khác là China Deli, Chilli Thái và Rơm BBQ.
Hiện China Deli đã mở ba nhà hàng, Chilli Thái có hai điểm bán và Rơm BBQ một nhà hàng. Chủ đầu tư của Mocgroup cho biết, trong năm nay, Mocgroup sẽ mở thêm 10 nhà hàng tại TP.HCM và Hà Nội.
Vẫn đi theo xu hướng không mở những nhà hàng lớn hoành tráng mà Mộc, Chilli Thái, China Dely, Rơm BBQ sẽ tập trung vào các trung tâm thương mại, những tuyến nhiều người qua lại và ở nhiều nơi khác nhau, dành cho phân khúc khách hàng trung bình.
Hiện nay, 12 nhà hàng của nhà đầu tư này có mặt ở Crescent Mall, Diamond, Bitexco... và các tuyến đường lớn trong thành phố như Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tôn... Mở màn cho kế hoạch đầu tư này là sự xuất hiện của hai nhà hàng của Mocgroup trong tháng 4 tới.
Thời của Food court
Theo nhận định của nhiều chủ nhà hàng, kinh doanh nhà hàng hiện nay, cần phải có đầu tư và quản lý bài bản và chặt chẽ như điều hành một doanh nghiệp. Trong xu hướng này, mô hình Food court (kinh doanh theo chuỗi) đang thắng thế.
Nhà hàng Tao, ngoài đầu bếp là người Hồng Kông thì quản lý là người Hoa và đến 60% nhân viên phục vụ cũng là người Hoa. Theo bà Trương Ngọc Ánh, kinh doanh món Hoa theo kiểu Hồng Kông nên bếp trưởng phải là người Hồng Kông. Quản lý nhà hàng và nhân viên phục vụ người Hoa một mặt tạo sự khác biệt cho Tao, mặt khác có thể trao đổi trực tiếp với bếp.
"Đó cũng là nét riêng mà chúng tôi mang đến cho thực khách khi thưởng thức món ăn ở Tao. Và chỉ có người Hoa mới có thể trao đổi và ghi chính xác món ăn của khách chuyển về đầu bếp. Chỉ cần một nhầm lẫn nhỏ của nhân viên phục vụ cũng có thể làm sai món khách yêu cầu", Trương Ngọc Ánh chia sẻ lý do chọn nhân viên người Hoa.
Trung tâm thương mại Crescent Mall (Q.7) khai trương vào cuối năm ngoái và có vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay (2.310 tỷ đồng). Riêng khu ẩm thực Bamboo Court, đặt tại lầu 5 cung cấp hơn 1.000 chỗ ngồi, do Saigon Gourmet Group (SGG) quản lý là khu ẩm thực lớn nhất Việt Nam.
Không đến mức phải thuê nhân viên phục vụ người Nha Trang, nhưng đầu bếp và quản lý của nhà hàng Khoái đều là người Nha Trang.

Bà Ngọc Diệp cho biết, phải là người Nha Trang thì mới có thể chế biến những món ăn "đúng chất Nha Trang" cho người sành ăn Sài Gòn.
Nguyên liệu chế biến món ăn như bánh tráng, ớt, tỏi... cũng được đưa từ Nha Trang vào. Hiện nhà hàng có hơn 100 món ăn được xem là "đặc sản Nha Trang" như: bánh canh, bún cá, bánh ướt, bánh đập, cá tắc kè, cá bò đen...
Trong khi đó, Nhà hàng 48 dù nằm trên "cung đường chết" đối với ngành ẩm thực nhưng vẫn thành công nhờ cung cách phục vụ chuyên nghiệp, đặc biệt đích danh chủ nhà hàng Lý Anh Tú - một bếp trưởng ở khách sạn 5 sao trực tiếp nấu nướng đã khiến thực khách hài lòng.
Gần 100 món ăn Tây ở đây được nhiều thực khách đánh giá là không khác gì những món ăn ở Ý, Pháp nhưng giá cả thì chỉ bằng một nửa. Ông Tú cho biết, để có những món ăn ngon, nhà hàng chọn mua nguyên liệu cao cấp ở những công ty nhập khẩu có uy tín. Ngay như dầu chế biến, ông dùng dầu ôliu thay cho dầu nành thông thường, mặc dù chi phí tăng đến 10 triệu đồng mỗi tháng.
Theo nhiều chủ nhà hàng, kinh doanh nhà hàng hiện nay, với số vốn lớn, cần phải có đầu tư và quản lý bài bản như điều hành một doanh nghiệp: Tìm thị trường mục tiêu, lựa chọn địa điểm, tuyển nhân sự và marketing. Ở các nước trong khu vực, kinh doanh nhà hàng theo chuỗi thường chọn các trung tâm thương mại.
Trung tâm thương mại Crescent Mall (Q.7) khai trương vào cuối năm ngoái và có vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay (2.310 tỷ đồng). Riêng khu ẩm thực Bamboo Court, đặt tại lầu 5 cung cấp hơn 1.000 chỗ ngồi, do Saigon Gourmet Group (SGG) quản lý là khu ẩm thực lớn nhất Việt Nam.
Theo xu hướng này, ngoài yếu tố chất lượng, nhiều nhà hàng hiện nay đang "nâng cấp" bằng cuộc đua vào các trung tâm thương mại. Chẳng hạn, nhà hàng Nhật Kichi Kichi ở Vincom TP.HCM là một trong những mô hình nhà hàng thành công. Với diện tích 150m2, giá thuê 40 USD/m2, 70 chỗ, doanh số mỗi tháng đạt hơn 1 tỷ đồng.
Trong đấu đầu bếp, ngoài đấu mặt bằng

Khu kinh doanh ẩm thực tại các trung tâm thương mại thường kín chỗ từ khi chưa được khai trương dù chi phí thuê mặt bằng cao ngất ngưởng. Cuộc đấu giành mặt bằng đẩy chi phí đầu tư một nhà hàng hiện nay lên vài chục tỷ đồng.
Cách đây 5 năm, đầu tư nhà hàng còn rẻ, chẳng hạn với những nhà hàng tầm cỡ như Au Manoir De Khai, chi phí khoảng 3 tỷ đồng, nhưng nay phải gấp 5 - 7 lần.
Mặc dù thị trường bất động sản ở nhiều lĩnh vực vẫn còn đóng băng nhưng riêng những khu vực trung tâm Q.1, Q.3 vẫn luôn nóng cả về mặt bằng lẫn giá thuê. Hiện hầu hết các Trung tâm thương mại lớn ở Q.1, Q.3 như Diamond, Parkson, Vincom, Tax, Zen Plaza... đều phủ kín khách thuê và giá thuê mặt bằng ở những khu vực này cũng cao nhất.
Đứng đầu là Diamond có giá thuê từ 220 - 250USD/m2 (chưa bao gồm các loại phí), Vincom giá 160 - 190 USD/m2, Parkson giá từ 80 - 160USD/m2...
Khó khăn lớn nhất đối với nhiều mô hình nhà hàng hiện là tiền thuê mặt bằng cao, bởi tiêu chuẩn đặt địa điểm là các ngôi nhà lớn, rộng rãi, nhằm tạo cảm giác nghỉ ngơi cho khách hàng. Hợp đồng thuê thường là 5 năm, 2 - 3 năm tăng giá 10 - 15%.
Nhà hàng điển hình tại trung tâm Vincom TP.HCM với diện tích khoảng 41m2: giá thuê 2.800USD/tháng, thêm 400 triệu đồng trang trí...
Theo các công ty bất động sản, hiện nay, mặt bằng kinh doanh nhà hàng không thiếu nhưng vấn đề ở chỗ là khó phù hợp với nhu cầu kinh doanh của từng nhà đầu tư.

Và cũng như kinh doanh hàng hiệu, kinh doanh nhà hàng không phải cứ có tiền là thuê được mặt bằng đẹp.
Để Tao xuất hiện ở Vincom Center B, bà Trương Ngọc Ánh phải mất 2 năm mới có thể thuê được điểm bán. Bà Ánh chia sẻ, khi "thai nghén" Tao thì Vincom Center B đã đi vào hoạt động. Đã vậy, trước đó, tất cả mặt bằng tại khu kinh doanh ẩm thực của tòa nhà này đã kín chỗ từ khi chưa được khai trương.
Thuê địa điểm ở ngoài đáp ứng được yêu cầu về không gian cho một nhà hàng Hoa nhưng do không muốn mạo hiểm cho nhà hàng đầu tiên này nên để mở Tao, bà Ánh phải chờ nhà đầu tư thuê trước trả mặt bằng.
Cũng như thế, chủ nhà hàng Khoái mất khá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm mặt bằng. "Khi nhà hàng nhỏ thử nghiệm hoạt động khá hiệu quả, chúng tôi chuẩn bị cho một nhà hàng lớn nhưng không dễ để tìm được mặt bằng ưng ý. Phải mất nửa năm chúng tôi mới có được mặt bằng kinh doanh hiện nay", bà Ngọc Diệp cho biết.
Trong khi đó, sau khi thành công với Nhà hàng 48 thứ nhất, Lý Anh Tú hợp tác với một người bạn mở Nhà hàng 48 thứ hai ở quận 10. Nhà hàng hoạt động chưa bao lâu thì gia đình người bạn có vấn đề phải bán nhà. Vậy là ông phải gánh một khoản nợ vì đầu tư vào nhà hàng này. Sau khi đóng cửa hàng hàng thứ hai, Lý Anh Tú tìm kiếm mãi và phải mất 3 năm sau ông mới có thể thuê được mặt bằng mở thêm nhà hàng.
Theo một nhà môi giới bất động sản TP.HCM, hiện nay, khu vực có giá đắt đỏ nhất tập trung ở đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ và "con đường ẩm thực" Lê Quý Đôn, Q.3. Giá thuê trên đường Lê Quý Đôn cho mộtmặt bằng có sức chứa 100 khách không dưới 5.000 USD, những diện tích lớn hơn có giá 10.000 - 12.000 USD/tháng là chuyện thường.
Còn tại khu ẩm thực ở Vincom Center A, giá thuê là 40 - 60USD/m2 và Vincom Center B là 50 - 60 USD/m2/tháng. Tuy giá cao nhưng không dễ để có mặt bằng kinh doanh vì đã kín chỗ.
Cũng theo nhà môi giới này, giá mặt bằng mở nhà hàng hiện lệ thuộc vào các yếu tố như gần trung tâm thành phố đến mức nào, yếu tố "thị tứ" của mặt tiền, thuận tiện đi lại, đường có được phép đậu xe hay không.
Mặt bằng đắc địa còn đi kèm với việc có chỗ giữ xe. Mặt bằng cho dù tốt đến đâu đi nữa nhưng không có chỗ để xe cho khách thì không thể hút đủ khách để đảm bảo doanh số.
Chính vì vậy, không dừng ở mảng kinh doanh nhà hàng, chủ đầu tư Cơm tấm Mộc đã liên kết với một số đối tác kinh doanh khu Food court tại tòa nhà Bitexco. Hiện khu kinh doanh này đã kín chỗ với 17 thương hiệu kinh doanh. Mô hình kinh doanh này vừa tạo lợi thế vị trí cho cho Cơm tấm Mộc vừa mở ra một hướng kinh doanh mới có yếu tố bất động sản.

Theo Hồng Nga
 Doanh nhân Sài Gòn


Cá tính, thông minh và có cả chút liều lĩnh, ngay từ khi là sinh viên, Nhật Minh và Thúy An đã có thu nhập trong mơ với 50-80 triệu đồng/tháng.
cach-kiem-80-trieuthang-cua-sinh-vien
Đều bắt đầu từ việc bán hàng trong các cửa hàng thời trang, sau đó dần dần chạy vạy, tìm hiểu và bắt đầu xây dựng cho mình một cửa hàng nhỏ trong tay. Từ những ngày đầu khách ít, chưa dám nhập nhiều hàng thì sau 2-3 năm, 2 bạn trẻ này đã kinh doanh "thắng lợi", duy trì được một cửa hàng có tiếng ở Hà Nội.
Đây là 2 trong số khá nhiều các bạn trẻ có thu nhập được gọi là "khủng" từ việc kinh doanh cửa hàng thời trang khi còn đang là sinh viên và cho đến nay, thu nhập của họ đang là mơ ước của rất nhiều người.
Nhật Minh: thu nhập 40-50 triệu/tháng
20130123112941_minh1
20130123112941_minh2
Lê Nguyễn Nhật Minh (SN 1990) sinh viên ngành Ngân hàng ở Học viện Ngân hàng, được biết đến là stylist của St.319. Trước đó, Nhật Minh cũng đã nổi tiếng với việc sở hữu một cửa hàng thời trang riêng, có tiếng ở Hà thành.
Cửa hàng của Minh được mở từ 2 năm nay, và ban đầu rất ít khách: "Mình mở một cửa hàng nằm trong ngách nhỏ, không biển hiệu, không chỉ dẫn, khá là táo bạo vào thời điểm lúc bấy giờ. Mục đích của mình là một cửa hàng không quá hoành tráng bên ngoài, nhưng là nơi mà tất cả những ai khó tính và thời trang nhất có thể ghé qua, là nơi để những đam mê về thời trang có thể gặp nhau".
Đến giờ, Minh đã gửi lại được mẹ của mình số vốn mượn và hiện nay thu nhập mỗi tháng 40-50 triệu đồng.
Minh nói: "Mình nghĩ kiếm tiền quan trọng, nhưng hạnh phúc với những đồng tiền kiếm được từ đam mê lại quan trọng hơn. Mình có thể đi làm 10-20 năm, nhưng đam mê thì sẽ theo mình cả đời".
20130123112941_minh3
Không gian bên trong cửa hàng thời trang của Nhật Minh
Theo Minh, việc kinh doanh khi còn trẻ giúp bạn được nhiều hơn là mất: "Có thêm những bạn bè hợp gu về thời trang, những người anh em thân thiết mỗi đợt đi nhập hàng, những mối quan hệ xã hội mới, công việc mới như làm mẫu, stylist.... Còn mất thì có lẽ chỉ là thời gian. Thời gian dành cho việc học tập và cho bản thân cũng bị ít đi".
Thu nhập hiện tại của Minh có thể coi là một con số lớn so với độ tuổi của mình, Minh chia sẽ rằng cậu thấy xứng đáng cho những gì bản thân đã bỏ ra 2 năm qua khi bắt tay vào việc kinh doanh, hơn nữa đó là cái giá cho việc "dám nghĩ dám làm".
Cô chủ liều lĩnh
20130123112954_an1
Cô chủ cửa hàng xinh xắn thu nhập 80 triệu đồng/tháng từ 2 cửa hàng thời trang
Cũng như Nhật Minh, Vũ Thúy An (SN 1989, vừa tốt nghiệp ngành thiết kế Đồ họa của Viện ĐH Mở) cũng phải đi làm thêm, bán hàng ở các cửa hàng rồi mới tích lũy vốn, kinh nghiệm để mở cửa hàng. Ban đầu, bố mẹ ngăn cản, cộng với kinh nghiệm "chưa đâu vào đâu", An đã bán hàng online cho "an toàn" nhưng lại khá vất vả.
Từ việc bán hàng online để xem có "duyên với nghề" hay không, An đã kiếm được một chút vốn, càng bán càng thấy yêu thích công việc này. Cuối cùng, An đã mở cho mình một cửa hàng riêng, nhưng khó khăn với việc tìm địa điểm nên cuối cùng phải chọn một nơi khá vắng vẻ, ít khách đi lại. Nhưng dần dần nhờ hàng đẹp, mới lạ, giá cả dễ chịu đã khiến cô bạn có được nguồn thu nhập đáng kể.
Đến khi gần được 2 năm kinh doanh, An mở thêm một cửa hàng nữa, thu nhập từ 2 cửa hàng một tháng khoảng 80 triệu đồng.
Học về đồ họa, nên An chia sẻ kiến thức ngành học giúp An nhiều trong việc kinh doanh, vừa là trang trí cửa hàng vừa là để chọn lựa quần áo, phụ kiện cho cửa hàng của mình.
"Số tiền kiếm được, mình đã góp một phần để bố mẹ xây nhà, số còn lại tự tặng cho mình một chiếc xe máy và những vật dụng cần thiết... Mình tự sắm hết những gì bản thân cần nên rất thích thú, vì đó chính là công sức của mình. Nếu ai đó hỏi có tự hào với những gì đã làm được không thì mình gật đầu. Ban đầu từ bàn tay trắng, không phải có sẵn trong tay bất cứ cái gì để gây dựng, vậy nên mình hoàn toàn tự hào về những gì đã làm được" - An chia sẻ
20130123112954_an2
Mình nghĩ "dám nghĩ dám làm dám nhận thất bại là yếu tố trước tiên để bạn có thể kinh doanh, còn để duy trì được hay không còn tùy thuộc nhiều ở chính bạn" - đó là lời chia sẻ chung của Nhật Minh và Thúy An về việc kinh doanh khi còn trẻ. Kinh doanh thời trang những năm gần đây rất thu hút giới trẻ tham gia, nhưng để cửa hàng của mình có "tiếng tăm" và đem lại thu nhập khủng thì không phải dễ gì thực hiện được.
Theo Tri thức trẻ

Khởi nghiệp bằng cách dùng những chiếc quần jean bỏ đi để may thành áo đem bán, Thomas Meyer đã trở thành một tỷ phú mới của làng thời trang thế giới.


Khách hàng mặc nội y xếp hàng chờ được tặng quần áo tại một sự kiện của Desigual - Ảnh: Bloomberg
  Khoảng 300 trăm người mua sắm không mặc gì ngoài đồ nội y xếp hàng bên ngoài một cửa hiệu Desigual ở thành phố New York vào ngày 23/9/2010 để chuẩn bị được tặng quần áo miễn phí.
“Tôi đến đây từ lúc 1h sáng”, một khách hàng nói trong một đoạn video được Desigual đưa lên mạng YouTube. Bằng lái xe của cô này nhét trong chiếc áo ngực màu hồng. Cô là một phần trong đám đông tham dự sự kiện quảng bá sản phẩm của Desigual mà công ty này gọi là Undie Party.
Vài giờ sau đó, người phụ nữ nói trên ra khỏi cửa hàng, với một chiếc áo khoác màu xanh đen mặc trên người. Những người khác cũng hào hứng bước ra với những thiết kế đầy màu sắc và hình in sinh động của Desigual.
Những đợt khuyến mại như vậy, và các sự kiện khác chẳng hạn như các lễ hội… hôn ở London, Paris và London, đã giúp Thomas Meyer - nhà sáng lập kiêm chủ sở hữu 50 tuổi của chuỗi cửa hiệu thời trang Desigual có trụ sở ở Barcelona - trở thành một tỷ phú.
Trong tiếng Tây Ban Nha, Desigual có nghĩa là “không đúng kiểu”. Doanh thu của hãng này đã tăng gấp 3 trong vòng 5 năm trở lại đây, lên mức 700 triệu Euro, tương đương 903 triệu USD. Năm 2012, hãng này bán được 22 triệu món đồ thời trang thông qua 330 cửa hiệu riêng và 11.200 điểm bán lẻ khác tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Theo tính toán của hãng tin tài chính Bloomberg, Meyer sở hữu giá trị tài ròng ít nhất là 1,1 tỷ USD, còn công ty của ông được định giá ở mức 1,6 tỷ USD. Meyer chưa từng xuất hiện trên bất kỳ xếp hạng tỷ phú toàn cầu nào.
“Desigual là một thương hiệu rất đặc biệt và đang phát triển nhanh, làm ăn tốt trên toàn cầu. Họ rất khác biệt so với các thương hiệu khác”, ông David Haigh, Giám đốc điều hành của hãng tư vấn Brand Finance có trụ sở ở London, nhận xét.
Desigual là một trong số những công ty thời trang của Tây Ban Nha đã và đang phát triển mạnh trong nước giữa lúc xứ bò tót chứng kiến tốc độ thất nghiệp trên 50% và GDP đã giảm 6 quý liên tục kể từ tháng 7/2011.
Trong số các sếp nổi tiếng của các công ty này có tỷ phú Amancio Ortega của hãng Inditex, chuỗi bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới. Cổ phiếu hãng này tăng 64% trong năm 2012, đưa Ortega soán ngôi người giàu thứ ba thế giới của tỷ phú Warren Buffett người Mỹ.
Sinh ra tại Thụy Sỹ, Meyer thành lập Desigual ở Ibiza, Tây Ban Nha vào năm ông 21 tuổi. Trước đó, ông đã có những mùa hè làm công việc bán áo phông tại hòn đảo Địa Trung Hải nổi tiếng với cuộc sống về đêm sôi động này.
Một trong những sản phẩm bán chạy đầu tiên của Meyer khi ông mới thành lập công ty là chiếc áo khoác chất liệu denim là từ quần jean bỏ đi. Nhờ sản phẩm này mà Meyer đã mở được cửa hiệu đầu tiên vào năm 1986.
10 năm sau đó, Meyer đã xuất khẩu sản phẩm thời trang sang Pháp và Bồ Đào Nha. Năm 2002, ông mời người bạn có tên Manen Adell quản lý sự mở rộng của công ty. Cả hai tập trung vào những hình in sáng và màu sắc rực rỡ cho sản phẩm, đồng thời tìm những vị trí đắc địa để mở cửa hiệu, trong đó có cửa hiệu trên con phố mua sắm nổi tiếng Regent Street ở London.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên tạp chí, Adell tuyên bố, doanh thu của Desigual sẽ vượt mức 1 tỷ Euro vào năm 2014.
Tháng 1 năm nay, Desigual đã lần đầu tiên đi vay vốn, dùng khoản vay 200 triệu Euro có được để mở rộng hoạt động tại thị trường châu Á và Mỹ Latin.
Theo báo chí Tây Ban Nha, dù đã trở thành một người giàu có và thành công nhưng Meyer không thích gây sự chú ý. Ông luôn từ chối các cuộc phỏng vấn và tránh xuất hiện trong các buổi lễ khai trường cửa hàng mới. Tuy nhiên, những người quen biết thì nói rằng, khi ở bên người thân quen, Meyer cởi mở hơn.
“Trong vấn đề tiền bạc, ông ấy rất Thụy Sỹ. Còn đâu, ông ấy đậm chất Tây Ban Nha”, một người quen của Meyer nhận xét về ông.
Theo Phương Anh
Dân trí/Bloomberg


Trong 60 năm cuộc đời, bà Mỹ có đến 30 năm gắn bó với nghề buôn bán đồng nát, đồ cũ. Chính vì thế, bà được mệnh danh là "Bà hoàng đồng nát".




Mua của người chán – bán cho người cần
Nghề kinh doanh đồ cũ hiện tại là nghề không mới. Tuy nhiên, trong khi các chủ kinh doanh đồ cũ khác thường chọn một mặt hàng nhất định như: chuyên xe máy, xe đạp, điện thoại, laptop, quần áo cũ… thì bà Mỹ lại mở “shop” kinh doanh tất cả các mặt hàng đã qua sử dụng còn “sống” hoặc đã “chết” như: bếp gas, đầu DVD, ấm đun nước, bếp từ, radio, đồng hồ, gương kính và cả các loại đồ thời trang, quần áo, áo mưa, mũ bảo hiểm, giầy dép…
Địa điểm bán đồ cũ của bà nằm cạnh đường nên thu hút khá nhiều người ghé thăm.
“Shop” đồ cũ của "Bà hoàng đồng nát" khá nổi tiếng với người dân khu vực Cầu Đôi (Mễ Trì – Từ Liêm, HN) bởi đây không chỉ là địa điểm cung cấp đa dạng các mặt hàng mà giá thành cũng rẻ đến bất ngờ. Điểm bán đồ cũ của bà Mỹ khá đặc biệt bởi chưa đủ lớn để gọi là chợ nhưng cũng chẳng giống bất kỳ một cửa hàng nào. Tất cả các loại hàng hóa được bày trên một bãi đất trống, không có biển hiệu, không mái che.

Những chiếc túi xách, ba lô, cặp, một số trong đống này được bà cho là "hàng hiệu".
Trước kia, bà Mỹ cũng là người buôn bán đồng nát thứ thiệt cả chục năm trời. Hàng ngày, bà rong ruổi với đôi quang gánh, với chiếc xe đạp cọc cạch khắp ngõ ngách của Hà Nội. Vừa làm, bà vừa đúc rút kinh nghiệm cho mình rồi mới quyết định mở điểm thu mua đồng nát.
Với thâm niên làm nghề thu mua đồng nát hơn chục năm trời, bà nhận thấy có rất nhiều đồ dùng, vật dụng sinh hoạt hàng ngày có thể tận dụng được. Từ đó, bà quyết định mở riêng cho mình một “shop” chuyên kinh doanh đồ cũ.
Những đôi giày cũ được bà Mỹ treo khắp lối ra vào.
Điểm kinh doanh đầu tiên được bà đặt cạnh đường Lê Văn Lương kéo dài. Tuy nhiên dường như ở đó việc kinh doanh của bà “không hợp vía” nên cách đây 6 tháng, bà đã chuyển toàn bộ cơ nghiệp về khu vực Cầu Đôi. 
Với phương trâm kinh doanh “mua của người chán – bán cho người cần” nên người dân tại khu vực này ít nhiều cũng là khách hàng quen của bà. Đặc biệt, những người mua sản phẩm về nếu không vừa hoặc không ưng ý đều có thể mang ra trả hoặc đổi lại.
Chị Vân đang ngắm đôi guốc được bà quảng cáo là "hàng hiệu", còn khá mới nhưng giá chỉ 25 ngàn đồng.
Một khách hàng đang lựa chọn chiếc hộp nhựa đựng thực phẩm tại đây, giá cho chiếc hộp này là 6 ngàn đồng.
Đặc biệt bà thu mua hoặc cho trao đổi tất cả những món đồ. Nói về điều này bà hồ hởi: “Nếu anh có một chiếc nồi cơm điện cũ hoặc hỏng cứ mang ra đây tôi sẽ đổi cho những món đồ tương đương giá trị như đôi giầy, chiếc thắt lưng, cục sạc điện thoại hay một chiếc gương, hộp đựng tăm…”
"Không có việc này chắc tôi đổ bệnh mất"
Mặc dù đã 60 tuổi nhưng dáng dấp, thần sắc đến sức khỏe của bà Mỹ khá tốt. “Nếu không có công việc này làm niềm vui chắc tôi đổ bệnh mất, ngày nào có việc như đi đám cưới, đi hội hay có công việc đột xuất mà không có mặt tại đây là lòng dạ bồn chồn không yên. Nhiều lúc nhớ đến quay quắt ấy chú ạ”, bà bảo.
Chị Tuất mang những đôi giầy cũ về đây bán lại.
Những chiếc nồi, xoong hỏng, cũ...
... thậm chí cả chú cá sấu bông, chiếc áo mưa cũ...
... đều được bà thu mua về từ cánh đồng nát với giá hấp dẫn.
Những người làm nghề đồng nát như chị Tuất, chị Lài, chị Quế… khi rong ruổi khắp Hà Nội hễ thu mua được món đồ gì thấy có thể dùng được là “để dành” về cho bà Mỹ, đơn giản bởi bà khá xởi lởi trong chuyện mua lại. Chính điều này khiến cánh đồng nát rất quý mến bà. 
Chúng tôi có mặt tại điểm bán này khi đồng hồ điểm 11 giờ trưa cũng là lúc cánh đồng nát về. Họ mang đến cho bà những món đồ, cuộc định giá cũng rất chóng vánh, ai cũng nở nụ cười thật tươi. 
Còn với những người mua hàng thì trong “đống hỗn lộn” ấy, họ bắt đầu tìm cho mình những vật dụng cần thiết. Nói về điều này chị Hương (Trung Văn, Từ Liêm) chia sẻ: “Thỉnh thoảng tôi cũng hay ghé thăm bà và chọn cho mình những món đồ như giầy dép, chiếc máy xay sinh tố, chiếc đèn bàn... Về giá cả thì bà bán rẻ lắm”.
"Mua của người chán - bán cho người cần".
Còn chị Thương (Phú Mỹ, Từ Liêm) hồ hởi: “Hôm nay chị mang cái quạt bị hỏng ra đây đổi được chiếc thắt lưng và hai đôi bốt khá xinh xắn”.
Khi được hỏi về thu nhập của mình, bà Mỹ khá dè dặt. Trừ tiền thuê 2 nhân công, tiền thuê địa điểm, một tháng bà cũng thu được về trên dưới 10 triệu. Đây không phải là con số lớn nhưng trong tình hình kinh tế khó khăn, người thất nghiệp tràn lan như hiện nay, 10 triệu/tháng quả là số tiền đáng mơ ước.

Hiện tại, "Bà hoàng đồng nát" còn thuê thêm 1 người chuyên dọn dẹp, giúp đánh bóng lại một số đôi giầy, thắt lưng, hay làm sạch chiếc túi xách cũ. “Thời gian tới, chủ hai bãi đất trống sẽ đầu tư dựng lều bạt để những món đồ kia không bị mưa nắng hành hạ nhưng tiền thuê cũng tăng thêm 1 triệu đồng mỗi tháng” – bà cười tươi nói.

Các quỹ đầu tư mạo hiểm (ventures capital - VC) vẫn đang trong giai đoạn tìm kiếm thêm cơ hội để làm dày hơn danh mục đầu tư.






Dòng tiền mạo hiểm vẫn nóng


Ngoài hoạt động của IDG Ventures Việt Nam, thị trường đầu tư mạo hiểm thời gian qua chứng kiến thêm các thương vụ của DFJ VinaCapital hay CyberAgent Ventures, Kusto Việt Nam, rải tiền cho các doanh nghiệp (DN) đủ loại, từ "ươm mầm", "khởi đầu" cho đến "phát triển".
Nếu không kể IDG Ventures Việt Nam, với danh mục đầu tư hơn 40 công ty (chủ yếu trong lĩnh vực internet, software, thương mại điện tử, truyền thông...) thì hai VC tiêu biểu còn lại là CyberAgent Ventures Inc (Nhật Bản) và DFJ VinaCapital (liên doanh giữa Draper Fisher Jurvetson tại Silicon Valley và VinaCapital tại Việt Nam) vẫn đang "săn" thêm các thương vụ mới.
Trong khi đó, Kusto Việt Nam (thuộc một nhóm NĐT nước ngoài, hiện đang đầu tư sang các thị trường Kazakhstan, Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam) vẫn khiêm tốn với ba khoản đầu tư vào wada.vn (cổng thông tin tìm kiếm), MobiVí và truongxua.vn.
Quỹ DFJ VinaCapital hoạt động vào năm 2006, quản lý số vốn 30 triệu USD. Đến thời điểm này, theo ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc Điều hành DFJ VinaCapital, Quỹ đã giải ngân phần lớn vốn nhưng vẫn còn đầu tư thêm một vài công ty nữa.
Mới đây, quỹ này đã thoái vốn khoản đầu tư tại Công ty CP VON (Vietnam Online Network), đơn vị sở hữu hai trang tuyển dụng trực tuyến HR Vietnam và Kiemviec.com, khi VON sáp nhập với Tập đoàn CareerBuilder (Mỹ) hôm 21/2/2013.
Như vậy, DFJ VinaCapital hiện vẫn còn giữ vốn trong 5 khoản đầu tư khác, điển hình như: Tập đoàn Đại sứ trẻ (sở hữu kênh truyền hình Yeah1 TV và Yeah1 Family), TS24 (dịch vụ Tax Online), Direct With Hotels (đặt phòng qua mạng)...
Đại diện DFJ VinaCapital nói rằng, dự kiến, Quỹ sẽ khóa sổ trong năm nay, song, điều này còn tùy thuộc vào việc có tìm được các công ty phù hợp hay không. Trong khi đó, thị trường Việt Nam chưa hội đủ yếu tố để các VC hoạt động hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Thế Lữ, Giám đốc Điều hành Quỹ Saigon Asset Management, người từng có thời gian gắn bó với hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam, nếu dịch thuật chính xác thì cụm từ "venture capital" phải được hiểu là "đầu tư vào các công ty tiềm năng ở giai đoạn còn non trẻ”. Vì, về bản chất, tất cả các khoản đầu tư đều chứa đựng cả cơ hội và rủi ro.
Hơn nữa, để bỏ vốn vào một DN, các VC thậm chí còn "soi" kỹ hơn các quỹ đầu tư (QĐT) chứng khoán hay bất động sản thông qua quy trình chọn lựa, đánh giá và tạo ra các điều khoản để bảo vệ họ.
Yếu tố mạo hiểm ở đây thể hiện ở chỗ VC tham gia vào giai đoạn nào trong vòng đời của một DN.
Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc Quỹ CyberAgent Ventures tại Việt Nam, dẫn chứng, khi quyết định đầu tư hơn nửa triệu USD vào Foody.vn (website về địa điểm ẩm thực tại Việt Nam, hiện có 10.615 địa chỉ ở TP.HCM và 21.805 địa điểm trên toàn quốc) vào tháng 11/2012, dự án này vẫn còn nằm trên giấy.
Trong khi ColorBox (Công ty TNHH Phần Mềm Hộp Màu, phát triển game và các ứng dụng di động trên nền tảng tảng iOS của Apple và Android của Google) khi nhận đầu tư từ CyberAgent vẫn chưa có lợi nhuận.
Theo ông Dũng, trong 12 khoản đầu tư của Quỹ tại Việt Nam (có những khoản do Tập đoàn CyberAgent Ventures đầu tư trực tiếp, có những khoản do Quỹ CyberAgent Asia Internet Fund I, chuyên đầu tư vào khu vực Đông Nam Á), đa phần đều ở dạng "ươm mầm" (seed-funding) hoặc DN trong giai đoạn khởi đầu (early-stage) và chỉ có hai khoản đầu tư là nhằm vào công ty đã phát triển (growth-stage), có lợi nhuận như trường hợp của VNG và VMG).
Đây là một trong những điểm khác biệt của các VC so với QĐT tài chính đơn thuần chỉ đầu tư vào các DN đã có lợi nhuận ổn định.
Hiện tại, Tập đoàn CyberAgent Ventures (Nhật Bản) đã thành lập hai QĐT mạo hiểm dành cho thị trường châu Á. Trong đó, CyberAgent Asia Internet Fund I đã đầu tư tổng cộng 7 công ty ở Việt Nam và Indonesia (Việt Nam 5 công ty).
Đại diện CyberAgent cho hay, mục tiêu của họ là tăng cường huy vốn vào Đông Nam Á, từ 20 triệu USD lên 50 triệu USD vào năm 2015. Điều này cho thấy, các VC vẫn không ngừng tìm kiếm các cơ hội tại đây.
Có tiền nhưng giải ngân vào đâu mới là chuyện đáng quan tâm. Đứng ở góc độ DN, ông Nguyễn Hòa Bình, Giám đốc Điều hành Công ty cổ phần Giải pháp Phần mềm Hòa Bình (PeaceSoft), đơn vị đang sử dụng vốn góp của ba cổ đông nước ngoài là Softbank, IDG Ventures và eBay.com, nhìn nhận, các QĐT và nguồn vốn không bao giờ thiếu, quan trọng là DN thể hiện như thế nào trong các dự án của mình để NĐT quan tâm. Thời điểm hiện nay, ít DN được đầu tư vì ảnh hưởng của kinh tế.
Còn ở phương diện một VC, phía CyberAgent chia sẻ, bình quân, mỗi tháng có khoảng 10 nhóm đến tiếp cận Quỹ, trong khi, có nhóm chưa muốn "ra mắt" dự án thì Quỹ phải đi tìm để càng tham gia vào sớm thì giá trị đầu tư sẽ nhỏ, nếu thành công sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận cao.
"Ở đây không có nhiều dự án nên buộc mình phải đi tìm và tham gia ngay từ đầu, chấp nhận nhiều rủi ro hơn, mình phải tư vấn cho bên nhận đầu tư, nếu không họ rất dễ... chết từ trong trứng nước.
Có những nhóm, chúng tôi đã tiếp cận nhưng 1 - 2 năm sau mới đi đến đầu tư vì khi đó ý tưởng chưa chín muồi và chưa có mô hình kinh doanh cụ thể”, đại diện Quỹ CyberAgent chia sẻ.
Việc giải ngân của các VC sẽ tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro và mô hình hoạt động nhưng điểm chung là các khoản đầu tư phải mang lại lợi ích và có tính thanh khoản cao.
Chọn mặt thoái vốn
Dù không ở thời hoàng kim như các thương vụ VinaGame hay Peasoft nhưng danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn đang sinh lời tốt. Không chịu áp lực thoái vốn, các quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn "ém hàng" chờ cơ hội.
Một khoản đầu tư có tính thanh khoản cao đồng nghĩa với khả năng thoái vốn dễ dàng và đạt tỷ suất lợi nhuận như mong muốn. Đây cũng là một trong 5 yếu tố được nhắc đến trong cấu trúc của một thương vụ đầu tư. Xét về tính chất, hoạt động thoái vốn của VC tồn tại ở hai dạng: tích cực và tiêu cực.
Trường hợp "thoái vốn tích cực" là có bên thứ ba muốn mua lại khoản đầu tư của VC vào DN A chẳng hạn. Ở đây, bên mua có thể là những NĐT hoạt động trong ngành có mối quan hệ tương hỗ với DN A, dù DN A chưa mang lại lợi nhuận nhưng có giá trị thì bên thứ ba sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho VC để mua cổ phần. Ngoài ra, bên mua còn là NĐT tài chính, họ nhận thấy khoản đầu tư này sẽ mang lợi nhuận trong tương lai.
Giá trị đầu tư của các VC dao động từ 500.000 - 5 triệu USD cho những DN mới, nhiều tiềm năng và trên 10 triệu USD cho những công ty đã phát triển.
Thời hạn nắm giữ một khoản đầu tư của VC thường từ 3 - 7 năm (thậm chí có thể gia hạn 10 năm).
Riêng với trường hợp "thoái vốn tiêu cực" đồng nghĩa với khoản đầu tư của VC không sinh lợi do DN A đi xuống.

VC có thể thoái vốn thông qua việc bán lại cổ phần cho lãnh đạo DN A hoặc "bán tống bán tháo" nhằm thu hồi vốn. Bên cạnh đó, do áp lực đến hạn thoái vốn, một số VC buộc phải bán cổ phần dù thị trường không tốt.
Với CyberAgent, trong hai công ty mà Quỹ này thoái vốn thì một thuộc nhóm "tích cực" (khoản đầu tư vào VMC) và một mang tính "tiêu cực" do cam kết của bên nhận đầu tư không đủ lớn và họ phải mua lại cổ phần mà CyberAgent nắm giữ.
Mười công ty còn lại trong danh mục của QĐT này vẫn hoạt động tốt, giá trị đã tăng gấp 5 - 7 lần so với thời điểm mới đầu tư.
Thực tế, tính thanh khoản của một thương vụ đầu tư phụ thuộc vào khả năng nhìn nhận và đánh giá đúng tiềm năng của lĩnh vực mà VC sẽ đầu tư. Chẳng hạn, theo ông Dũng, CyberAgent, internet mobile là mảng khá hấp dẫn nhưng cái nghiệt ngã của internet mobile là tốc độ thay đổi nhanh và "người thắng sẽ là người lấy tất cả”.
Điều này cũng giống như khi có Facebook, người ta quên My Space; hay ở Việt Nam, sự thành công của VNG (VinaGame trước đây) đã chiếm hơn 60% thị phần trò chơi trực tuyến. Do đó, chỉ có thể lọt vào Top 3 trong lĩnh vực này, dự án mới có thể thu hút được người sử dụng và tạo ra lợi nhuận cao.
Đây là yếu tố gây chú ý cho bên thứ ba. Điều này có thể thấy qua việc CareerBuilder, khi muốn khai thác thị trường lao động tại địa phương, đã mua lại mạng tuyển dụng trực tuyến lớn thứ 2 Việt Nam là KiemViec.com.
Trong 10 danh mục đầu tư của DFJ VinaCapital, có ba công ty đang kinh doanh tốt, nhiều nhà đầu tư muốn mua. Nói về việc thoái vốn của các VC, ông Thân Trọng Phúc nhìn nhận, trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay, việc bán các công ty không hề đơn giản. Song, đây cũng là thời điểm tốt cho các NĐT có năng lực nắm bắt cơ hội để làm dày thêm danh mục, tăng giá trị của mình.
Về phương diện người bán, sản phẩm tốt luôn có thể bán được với giá tốt trong mọi bối cảnh. "Hiện nay, Quỹ DFJ VinaCapital không bị áp lực thoái vốn nên chúng tôi sẽ chỉ bán khi chọn đúng NĐT và giá cả hợp lý”, ông Phúc nói.
Theo kế hoạch, quỹ này sẽ chọn lựa thời điểm để niêm yết hay bán các DN đang đầu tư. Song, niêm yết tại thị trường Việt Nam trong lúc này không dễ, nên Quỹ sẽ cân nhắc thời điểm.
Thoái vốn khỏi một khoản đầu tư theo ghi nhận của các VC có thể kéo dài từ 6 tháng - một năm kể từ thời điểm tiếp cận. Thực ra, trong một số thương vụ, thoái vốn không chỉ nhằm mục tiêu cụ thể hóa lợi nhuận mà còn làm nền tảng để đầu tư vào các khoản khác và là thành tích để huy động thêm vốn.
Ẩn mình chờ thời
Không ồn ào như bất động sản hay chứng khoán, các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam đang nhắm tới những thị trường rộng hơn, đòi hỏi vốn lớn hơn.
Vì chiếm số lượng ít và đầu tư vào những lĩnh vực đặc thù nên hoạt động của các VC tại thị trường Việt Nam không gây được nhiều sự chú ý như các QĐT chứng khoán và địa ốc. Có thể đây cũng là lý do khiến nhiều người nhìn nhận hai năm trở lại đây, các VC đã "hết thời"!
Lẽ dĩ nhiên, sẽ là khập khiễng nếu mang thị trường Việt Nam ra so sánh với Mỹ, nơi các hoạt động đầu tư mạo hiểm diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.
Còn ở châu Á, theo ông Nguyễn Mạnh Dũng, CyberAgent Ventures, nếu dựa trên đánh giá của hơn 400 công ty Nhật Bản thì Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á, trong đó, Việt Nam xếp thứ 3 (sau Indonesia và Thái Lan) là những thị trường thu hút sự quan tâm của họ. Vì thế, ở đâu có cơ hội, chắc chắn sẽ không thiếu phần tham dự của các quỹ.
Đáng chú ý trong chiến lược đầu tư của IDGVV là dựa vào 20% các khoản đầu tư để mang về 80% tổng lợi nhuận cho Quỹ. Điểm lại danh mục đầu tư của IDGVV, mỗi mảng có 1 - 2 thương vụ thành công. 

Cụ thể, ở mảng thông tin - truyền thông và kinh doanh công nghệ, khoản đầu tư của IDGVV vào VCCorp (chủ sở hữu các trang Bamboo, CafeF…) và PeaceSoft (quản lý trang NganLuong.vn và trang ChoDienTu.vn) đều đạt tỷ suất sinh lời nội bộ khá cao, hơn 30%. Ở mảng truyền thông - giải trí và hạ tầng thương mại điện tử, hai cái tên đang làm mưa, làm gió ở thị trường Việt Nam là VinaGame (tiền thân của Tập đoàn VNG) và DiaDiem JS (sáng lập NhomMua.com).

IDGVV đang gây quỹ thứ hai trị giá 150 triệu USD để đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng sạch, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Dự kiến giữa năm nay sẽ bắt đầu giải ngân.
Điển hình như ở Ấn Độ, năm 2012, một số VC đã đạt được kết quả mỹ mãn trong việc gọi vốn từ các NĐT.

Như trường hợp của Nexus Venture Partners đã huy động thêm 270 triệu USD và mới đây nhất, theo tờ Asia Venture Capital Journal, IDG Venture India cũng đang nhắm đến mục tiêu lập quỹ thứ hai với tổng số vốn huy động lên đến 175 triệu USD (quỹ đầu tiên quản lý 150 triệu USD, hoạt động năm 2007).
Trong khi đó, ở Việt Nam, vào năm 2010, IDG Ventures cũng từng tuyên bố kế hoạch thành lập thêm hai quỹ mới trong năm 2012 hoặc 2013.
Ở hai mảng thông tin - truyền thông và kinh doanh công nghệ, khoản đầu tư của IDGVV vào VCCorp (chủ sở hữu các trang Bamboo, CafeF...) và PeaceSoft (quản lý trang NganLuong.vn và trang ChoDienTu.vn) đều đạt tỷ suất sinh lời nội bộ khá cao, hơn 30%.
Theo ông Thân Trọng Phúc, các VC tại Việt Nam đa số tập trung vào lĩnh vực internet, thương mại điện tử, giải trí, truyền thông...
Đây là các lĩnh vực đang và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian sắp đến. Ngoài ra, sự hiện diện của nhiều tập đoàn sản xuất các sản phẩm công nghệ tại Việt Nam như: Intel, Samsung, Canon, Nokia, Jabil, Bosch... sẽ giúp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.
Đó là một trong những lĩnh vực trong tầm ngắm của các quỹ. Trong khi, sản xuất phần mềm và các dịch vụ cũng là một lĩnh vực nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, đầu tư vào các lĩnh vực này đòi hỏi có vốn lớn hơn nên có thể sẽ phải "để dành" đến vòng huy động vốn kế tiếp của DFJ VinaCapital.
Xét về mức độ tham gia vào "sân chơi" đầu tư mạo hiểm, hiện, không chỉ các VC, thị trường Việt Nam cũng đã xuất hiện các NĐT cá nhân (angle investor, giống như trường hợp Peter Thiel, NĐT đầu tiên bỏ vốn vào Facebook năm 2004; khi đó, Peter đầu tư 500.000 USD nhưng đến khi Facebook tiến hàng IPO, giá trị cổ phần mà Peter nắm giữ đã lên đến 2 tỷ USD) như nhà sáng lập Vật Giá, JoomlArt...
Dù số lượng còn ít và giá trị đầu tư còn nhỏ (tối đa khoảng 100.000 USD/khoản đầu tư) nhưng cũng mang đến cơ hội cho những ý tưởng, dự án còn "phôi thai" dần phát triển.

Theo Đỗ Hải - Quý Yên



Doanh nhân Sài Gòn



Cho dù những người theo học đến cuối cùng có cơ hội kiếm tiền nhiều hơn và cao hơn những người bỏ học tới 80% nhưng vẫn có những trường hợp đặc biệt đã rất thành công dù sự nghiệp học hành còn đang dang dở.

  1. Matt Mullenweg

1. Matt Mullenweg

Mullenweg rời trường Đại học Boston năm 2004. Ở tuổi 20, anh đã phát triển giai đoạn đầu của WordPress và nhận được nhiều lời mời từ các công ty công nghệ. 
Anh đã bỏ học để làm việc tại CNET ở San Francisco khi công ty này hứa rằng anh vẫn có thể tiếp tục phát triển dự án ngoài lề của mình với 15% thời gian.

Mullenweg đã rời công ty sau đó để thành lập Automattic, công ty đứng đằng sau WordPress. Hiện WordPress có 140 triệu lượt ghé thăm chỉ với 140 nhân viên và tất cả các trang của Automattic đều có gần nửa tỷ khách ghé thăm.

2. Kevin Rose


2. Kevin Rose

Rose bỏ học trường Nevada Las Vegas năm 1998. Anh đã viết chương trình phần mềm đầu tiên vào năm thứ hai tại trường này và cho ra mắt trang web Digg với chi phí 1.200 USD. 
Vào năm đỉnh cao 2008, Digg đã được phổ biến rộng rãi và mỗi năm có 236 triệu lượt khách ghé thăm. Suýt chút nữa Google đã mua lại Digg với giá 200 triệu USD.

Sau khi rời Digg năm 2010, Rose bắt đầu mở một số công ty khác và anh hiện đang làm cho GoogleVentures.

3. David Karp


3. David Karp

Trang web Tumblr do Karp tạo ra hiện giờ đang là trang web được ghé thăm nhiều thứ chín của Mỹ.

Karp chưa bao giờ tốt nghiệp phổ thông. Anh đã từng là giám đốc sản phẩm tại Urbanbaby, một trang web dành cho các ông bố bà mẹ khi anh mới 16 tuổi. Anh đã bỏ trường phổ thông Bronx Science vào đầu năm 2001 để tự học ở nhà và chưa bao giờ giành được bằng cử nhân.

Từ đó, anh bắt đầu khởi dựng nên Tumblr. Rất nhanh chóng Tumblr đã trở thành trọng tâm chiếm phần lớn thời gian của anh. Tài sản của Karp hiện có khoảng 200 triệu USD

4. Peter Cashmore


4. Peter Cashmore

Ở tuổi 19, Cashmore đã sáng lập nên Mashable, thu hút hơn 20 triệu người sử dụng độc đáo hàng tháng.
Năm 2012, Pater Cashmore được lọt vào top 100 người ảnh hưởng nhất theo tạp chí Time. Khi còn là một đứa trẻ, Cashmore đã dùng internet để giao tiếp do những khó khăn về mặt sức khỏe và anh thậm chí còn tốt nghiệp phổ thông muộn hai năm. Cashmore chưa bao giờ đi học đại học nhưng đã cho ra mắt Mashable khi còn rất trẻ.

5. Evan Williams


5. Evan Williams

Williams đi học được một năm rưỡi tại trường đại học Nebraska trước khi nhận ra môi trường đó không phải dành cho anh. Cuối cùng thì anh bắt đầu khởi dựng công ty Pyra Labs. Dự án nền tảng blog có tên là Blogger của công ty này đã phát triển mạnh và được Google mua lại.

Sau đó, Williams rời Google để bắt đầu Odeo, công ty mẹ của Twitter, nơi mà sau đó anh làm việc với tư cách một giám đốc điều hành

6. Shawn Fanning


6. Shawn Fanning
Năm 1999, Fanning quyết định rời trường Đại học Đông Bắc để chuyển tới thung lũng Silicon và phát triển Napster. Tài sản ròng của anh hiện nay ước tỉnh khoảng 7,5 triệu USD, Fanning lần đầu cho ra mắt napster khi anh mới 19 tuổi.

7. Jack Dorsey


7. Jack Dorsey

Dorsey chuyển đến New York để học tại trường Đại học New York bởi anh có đam mê với hệ thống xe cộ. Tuy nhiên anh đã bỏ học vào năm 1999. Sự say mê đó của anh cùng với kinh nghiệm sử dụng LiveJournal đã giúp anh hình thành ý tưởng tạo nên Twitter.

Sau khi bỏ học, Dorsey tới làm việc cho Odeo. Twitter ban đầu là một dự án ngoài lề của công ty này nhưng sau đó đã đủ lông đủ cánh để trở thành một doanh nghiệp độc lập do Dorsey làm giám đốc điều hành

8. Zach Sims


8. Zach Sims

Sims bỏ học trường Columbia năm 2011 để xây dựng Codeacamy. Công ty này được truyền cảm hứng bởi Zach Sims và người đồng sáng lập Ryan Bubinski. Chỉ trong vòng chưa đầy vài năm, nó đã được sử dụng trên 200 đất nước trên thế giới.

Năm ngoái, công ty đã kêu gọi các nhà đầu từ quyên góp tiền gây quỹ hỗ trợ những người học cách đọc mã Javacript và đã thu về hơn 10 triệu USD, trong số đó có cả đóng góp của Sir Richard Branson.

9. Arash Ferdowsi


9. Arash Ferdowsi

Ferdowsi đã rời trường MIT vào năm 2007 sau ba năm theo học. Anh đã bỏ học để thành lập DropBox, sau này đã nhanh chóng phát triển thành một dịch vụ được sử dụng bởi hàng triệu người trên thế giới.

Hiện nay anh đang là Giám đốc Kỹ thuật của công ty và trở thành một nhà triệu phú ở tuổi 27.

10. Wiley Cerilli


10. Wiley Cerilli

Cerilli bắt đầu khởi nghiệp ở Syracuse, sau đó anh chuyển tới trường Đại học New York. Anh đã bỏ học ít nhất năm lần trước khi rời đi năm 1999. Sau đó, anh trở thành nhân viên của dịch vụ giao đồ ăn Seamless và rồi từ số tiền kiếm được, anh đã thành lập SinglePlatform.

Chỉ hai năm sau, công ty đã được mua lại bởi Constant Contact với 100 triệu USD và Cerilli giờ đây đã trở thành Phó Chủ tịch của công ty.











Phong Linh
Theo TTVN/BusinessInsider